Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Agribank Kiên Giang

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 68 - 70)

- Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo, cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh.

3.2.3.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Agribank Kiên Giang

3 Theo thống kê của NHNN

3.2.3.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Agribank Kiên Giang

Con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Sự thành công của mọi doanh nghiệp luôn phụ thuộc vào yếu tố năng lực và hiệu suất của những ngươì lao động. Mọi tổ chức muốn đạt được mục đích đều phải dựa trên việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của mình và các Ngân hàng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng năng suất hay tăng hiệu suất làm việc của người lao động?.

Đối với Agribank Kiên Giang trong những năm trước đây đã phát triển về chiều rộng khá nhanh, thể hiện qua việc tăng số lượng phòng giao dịch (PGD) và số lượng nhân viên ngân hàng phát triển đột biến. Tuy nhiên kéo theo việc phát triển nhân sự theo chiều rộng như vậy thì hệ lụy về trình độ của nhân sự, đạo đức của nhân sự lại đi xuống và gây nhiều khó khăn, tổn thất cho chi nhánh; đặc biệt là việc thất thoát tài sản và gây nợ xấu nhóm 5.

Hơn nữa, mặc dù về cơ bản đội ngũ nhân lực đã đáp ứng được sự phát triển của chi nhánh, song chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn thấp; thiếu đội ngũ quản trị điều hành, lãnh đạo cấp PGD; trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, độc lập xử lý các vấn đề thực tế không cao,… Và vì thế việc nâng cao chất lượng nhân sự trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Và để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng, theo tác giảcần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Agribank Kiên Giang cần thiết phải xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực. Và về lâu dài, nên từng bước xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức danh, vị trí công việc làm cơ sở cho việc hướng đến việc tiêu chuẩn hóa cán bộ theo các cấp độ đào tạo khác nhau. Đây cũng là thông lệ phổ biến của các ngân hàng thương mại trên thế giới, nhưng lại chưatừngcó tiền lệ ở Việt Nam.

Thứ hai, Agribank Kiên Giang cần đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản cho cán bộhiện cócủa chi nhánhnhằm đáp ứng yêu cầungày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trường kinh doanh.

Thứ ba, Agribank Kiên Giang cần chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện.

Đa dạng hoá việc đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp cho đội ngũ giao dịch viên và chuyên viên quan hệ khách hàng tại các PGD nhằm tạo dựng phong cách kinh doanh hiện đại, đáp ứng yêu cầu và các phẩm chất cần có của mạng lưới bán lẻ. Phải coi trọng việc đào tạo các kỹ năng mềm cho cán bộ tác nghiệp nhằm biến tiềm năng kiến thức thành hiệu quả công việc. Đồng thời cần quan tâm thích đáng tới việc đào tạo ngoại ngữ (đặc biệt tiếng Anh) ở các PGD đóng tại các trung tâm lớn để đón trước thời cơ mở rộng giao dịch với khách hàng nước ngoài.

Thứ tư, trong một khoảng thời gian nữa, chất lượng tân cử nhân ngành tài chính

ngân hàng ở Việt Nam chưa thể có sự cải thiện đáng kể. Vì vậy, việc đào tạo bài bản cho cán bộ tân tuyển dụng vẫn là một chương trình trọng điểm kèm theo các khoản chi

phí lớn mới có thể sử dụng lực lượng này vào những công việc cụ thể. Trong tương lai xa hơn, việc đào tạo phải được thực hiện theo phương pháp “vết dầu loang” - đào tạo ra đội ngũ để đào tạo những người khác, gắn việc đào tạo lý thuyết với thực hành nghề nghiệp tại chỗ nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo. Phải coi việc đào tạo và tự đào tạo cán bộ tân tuyển dụng là quy chế bắt buộc, là nội dung của văn hoá tổ chức.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa phương thức đào tạo, quan tâm thích đáng đến hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học về kiến thức, về không gian, thời gian.

Thứ năm, Agribank Kiên Giang cần có kế hoạch, chiến lược đẩy mạnh đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành tài chính của mình, nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt động kinh doanh. Theo đó, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành cần từng bước tổ chức đa dạng các chương trình đào tạo ở các cấp độ cơ bản cũng như nâng cao, nghiên cứu ban hành các giáo trình chuẩn, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên,…

Thứ sáu, Agribank Kiên Giang cần mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực, qua đó tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, chương trình, nội dung đào tạo, giảng viên và phương pháp giảng dạy.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 68 - 70)