Kinh nghiệm tăng trưởng tín dụng của Sacombank

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 32 - 34)

Trong năm 2013, thị trường tài chính vẫn diễn biến phức tạp, lãi suất giảm, nợ xấu tăng cao, khả năng hấp thụ vốn yếu đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của hệ

thống ngân hàng. Trước khó khăn trên, một số ngân hàng đã chủ động xây dựng kế hoạch linh hoạt trong kinh doanh, chú trọng nâng cao quản trị rủi ro và quyết liệt xử lý nợ xấu để đảm bảo kế hoạch có hiệu quả và an toàn, không chú trọng tăng trưởng mạnh như trước; tuy nhiên Sacombank vẫn có được bước tăng trưởng tốt về tính dụng. Cụ thể trong năm 2013 dư nợ cho vay của Sacombank đã tăng hơn 16%. Vấn đề đặt ra là làm cách nào mà Sacombank đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng ấn tượng như trên trong khi toàn ngành tăng khá chậm? Và Sacombank đã có biện pháp gì để kiểm soát sự tăng trưởng tín dụng được an toàn trong bối cảnh các doanh nghiệp đang rất khó khăn. Sau khi tìm hiểu khá kỹlưỡng về hiện tượng Sacombank, tác giả nhận thấy:

- Để đạt được tốc độ tăng trưởng như trên, trước hết là do Sacombank có lượng khách hàng ổn định, có hệ thống mạng lưới hàng đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP với 422 điểm giao dịch tại 3 thị trường Việt Nam – Lào – Campuchia, trong đó tại Việt Nam, Sacombank đã có mặt tại 48/63 tỉnh thành. Đây là điều kiện quan trọng để tăng trưởng tín dụng.

- Thứ 2, Sacombank là ngân hàng bán lẻ. Trong năm 2013 dù doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhưng Sacombank đã tiếp tục triển khai cho vay phân tán khá hiệu quả và chủ động dịch chuyển trong cơ cấu tín dụng tập trung sâu hơn vào hệ khách hàng dân cư bán lẻ. Đây là điểm thuận lợi của Sacombank so với các ngân hàng TMCP khác

- Thứ ba, đối với công tác quản lý tín dụng, Sacombank đã xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro bài bản, vận hành thành công hệ thống xếp hạng tín dụng tự động. Theo đó, chỉ tiêu an toàn vốn tốt, nguồn vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ổn định, ngân hàng đã kiểm soát tỷ lệ nợ xấu khá tốt, so với cuối năm 2012 thì đã giảm nhẹ, còn khoảng 2,23% trong tổng dư nợ cho vay. Ngoài ra, Sacombank còn có hệ thống tính toán tổn thất dự kiến, hỗ trợ cho việc phán quyết và cấp phát tín dụng, giúp hạn chế thấp nhất rủi ro. Điểm quan trọng là hầu hết các khoản vay của khách hàng tại Sacombank đều có tài sản đảm bảo và việc trích lập dự phòng được thực hiện đúng quy định

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 32 - 34)