Nhóm yếu tố bắt nguồn từ điều kiện vĩ mô

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 29 - 30)

(i) Yếu tố kinh tế: Nền kinh tế vĩ mô bất ổn có tác động đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của các đối tượng khách hàng. Khi nền kinh tế vĩ mô bất ổn thì hoạt động tín dụng ngân hàng có độrủi ro cao.

Chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Chính phủ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng và mục tiêu kinh doanh của NHTM cũng như các đối tượng khách hàng. Chính sách kinh tế của Chính phủ đối với các đối tượng khách hàng cũng như các chính sách ưu đãi hay hạn chế sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực, một đối tượng của nền kinh tế cũng có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

Chính sách tiền tệ mở rộng hoặc thắt chặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn từ phía ngân hàng trung ương sẽ dẫn đến tăng cường hoặc hạn chế hoạt động huy động vốn của các NHTM. Trong khi đó, hoạt động huy động vốn luôn song hànhcùng hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ đã ảnh hưởng tới việc tăng trưởng tín dụng ngân hàng của các NHTM.

Xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động trên thế giới. Vì thế sự biến động tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nước theo sự biến động của thế giới có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng. Trong thời kỳ nền kinh tế khu vực bị suy thoái và khủng hoảng, khả năng chống đỡ khó khăn của khách hàng không lớn, hệ quả sẽ là tỷ lệ nợ xấu cao, chất lượng cho vay giảm sút…

(ii) Yếu tố xã hội: Đạo đức xã hội có liên quan tới rủi ro và tăng trưởng tín dụng trên một số khía cạnh như trình độ dân trí, thói quen tập quán, ý thức xã hội... Tăng trưởng tín dụng có thể bị giảm sút khi bản thân người đi vay chưa hiểu biết đúng đắn bản chất hoạt động ngân hàng nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng, chưa có thói quen tốt trong việc nhận tín dụng và hoàn trả vốn vay, không phát huy hiệu quả các chức năng, các phương tiện tín dụng...

(iii) Yếu tố pháp lý: Yếu tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ, khoa học của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật đồng thời gắn liền

với quá trình chấp hành và thực thi pháp luật. Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả hai, và chất lượng tín dụng mới được đảm bảo.

(iv) Yếu tố công nghệ và sự phát triển của công nghệ thông tin: Cùng với sự phát triển của công nghệ và hệ thống thông tin; các ngân hàng càng có điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao tính bảo mật và đưa các ứng dụng của công nghệ thông tin tới gần khách hàng hơn. Từ đó các ngân hàng ngày càng có điều kiện để tiếp xúc và giới thiệu các sản phẩm tín dụng tới khách hàng một cách nhanh và tiện ích nhất từ đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra việc phát triển của công nghệ thông tin, internet, mạng không dây, diện thoại thông minh đã khiến các ngân hàng phải thay đổi tư duy truyền thống về tín dụng theo hướng mới – hướng của ứng dụng công nghệ và khiến cho cuộc đua giữa các ngân hàng ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)