CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 63 - 65)

- Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo, cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK KIÊN GIANG

AGRIBANK KIÊN GIANG

3.1. Định hướng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tại Agribank chi nhánh Kiên Giang Giang

Việt Namnói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêngđang tập trung vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong lộ trình Việt nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 chúng ta cần phát triển một nền kinh kinh tế hợp lý cơ cấu công nghiệp thuần, công nghiệp trong dịch vụ và công nghiệp trong khu vực tam nông; Đó là chiến lược toàn diện và lâu dài trên con đường xây dựng một quốc gia: hiện đại, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Do đó, dịch vụ Ngân hàng ở khu vực nông lâm ngư nghiệpcũng phải phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng tạo tiền đề cho việc thúc đẩy lĩnh vực này phát triển để từ đó thúc đẩy các mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lược của chúng ta. Để thực hiện được điều này, Agribank Kiên Giang cần tập trung triển khai một số vấn đề cơbản sau:

- Tập trung đẩy mạnh huy động vốn cả trong và ngoài nước bằng cách đa dạng các hình thức huy động, mở rộng mạng lưới giao dịch, tranh thủ vốn của các tổ chức quốc tế, Ngân hàng nước ngoài…

- Đẩy mạnh việc xắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý, điều hành của Agribank Kiên Giang theo hướng trở thành Ngân hàng Thương mại hiện đại, đạt các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và hiệu quả (tỷ lệ an toàn vốn tự có/ tài sản có rủi ro; lợi nhuận/vốn (ROE); lợi nhuận/TSC (ROA); nợ quá hạn, nợ xấu…).

- Thực hiện triệt để nguyên tắc tín dụng đồng bộ đối với các khu vực kinh tế là tín dụng theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm chi nhánh có lãi sau khi đã bù đắp chi phí và trích dự phòng rủi ro.

- Các khoản cho vay mới, đảm bảo đúng quy trình, đúng chế độ. Trước đây, quy trình nghiệp vụ tín dụng chưa hoàn chỉnh và chưa xác định rõ trách nhiệm trong

từng khâu công việc. Và hiện nay, được thực hiện theo từng bước trong quy chế cho vay của Agribank Kiên Giang, trong đó nêu rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc chi nhánh đối với mỗi khoản vay.

- Công tác thẩm định tín dụng thực sự trở thành căn cứ quyết định cho vay, loại trừ hầu hết phương án sử dụng vốn kém hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn. Tỉ lệ nợ quá hạn trong giới hạn cho phép.Quá trình thẩm định và theo dõi từng khoản tín dụng sau khi giải ngân được giao cho một cán bộ chịu trách nhiệm chính. Sự phân công đó đòi hỏi cán bộ tín dụng nâng cao trách nhiệm cá nhân và năng lực nghiệp vụ, các khoản vay sẽ được giám sát, đánh giá hiệu quả thường xuyên qua thông tin phản hồi của người phụ trách, thể hiện tính chuyên sâu của nghiệp vụ tín dụng.

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới phòng giao dịch tại các địa bàn để tăng cường tiếp cận nông lâm ngư nghiệp.

- Rà soát lại các đơn vị, doanh nghiệp đã và chưa có quan hệ tín dụng với chi nhánh , xem xét mức độ quan hệ tín dụng của từng đơn vị này với Ngân hàng và các NHTM khác để phát triển và thiết lập quan hệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng.

- Nghiên cứu để triển khai thí điểm việc cho vay theo những phương thức mới , tiên tiến, dễ áp dụng và phù hợp với điều kiện nền kinh tế của Viêt Nam hiện nay .

- Đẩy mạnh việc phát triển ngân hàng điện tử (E – banking)

-Kế hoạch kinh doanh năm các năm tiếp theo phải bám sát thực tế và khả thi nhất.

-Chi nhánh, phòng giao dịch thành lập Ban xử lý nợ xấu. Tập trung nghiên cứu, phân tích, bám sát đánh giá khả năng thu hồi từng khoản nợ, có giải pháp xử lý, biện pháp thu hồi hữu hiệu.

-Cân đối đầy đủ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn vay để tránh trường hợp mất cânđối nguồn vốn giải ngân dẫn đến mất uy tín với khách hàng.

-Nâng cao năng suất lao động, giao nhiệm vụ cho từng cán bộ, định kỳ có kiểm tra trách nhiệm của từng cán bộ được giao nhiệm vụ.

-Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng, mỗi chi nhánh cần nghiên cứu biện pháp chăm sóc khách hàng cũ và vận động thêm nguồn khách hàng mới.

-Thực hiện tốt công tác thu lãi tồn đọng, quản lý chặt chẽ chi tiêu, tăng thu dịch vụ theo chỉ đạo của Agribank để đảm bảo quỹ thu nhập, an toàn tài chính

3.2. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tại Agribank chi nhánh Kiên Giang Kiên Giang

3.2.1. Đẩy mạnh tín dụng vào thị trương khu vực nông thôn, nông, lâm, ngư nghiệp

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy dân cư tập trung tại khu vực nông thôn Việt Nam chiếm trên 70% dân số, nhưng tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng chưa đạt đến 25%P2F

3P P

. Vấn đề nàycho thấy thị trường tín dụng nơi đây còn chưa được chú trọng đúng mức. Lý do chủ yếu là do khu vực này có mức sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều yếu tố rủi ro khách quan như thiên tai, dịch bệnh… Hiện các hoạt động ngân hàng ở khu vực nông nghiệp nông thôn (NNNT) chủ yếu là các dịch vụ truyền thống như cho vay và tiền gửi, các dịch vụ thanh toán ngân hàng hiện đại còn hạn chế, quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai,…

Tuy vậy, tín dụng NNNT vẫn là thị trường nhiều tiềm năng, nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh của người dân nơi đây ngày càng tăng, có thêm nhiều trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ được mở ra. Nhu cầu về vốn và vốn tín dụng để cải tạo vườn tạp, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, cây con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi,... là những đối tượng tín dụng mà các Ngân hàng thương mại (NHTM) cần thiết phải quan tâm. Hơn nữa, vốn tín dụng dành cho khu vực NNNT là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, nhằm góp phần phát triển NNNT, giúp bà con nông dân có thể làm giàu từ nghề nông, dần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Do vậy Agribank Kiên Giang nên tập trung nguồn lực triển khai sâu rộng hơn nữa vào lĩnh vực này thông qua nội dung công việc sau đây:

- Đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho

khu vực NNNT, nhất là trong cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với hộ nông

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 63 - 65)