Những tồn tại và nguyên nhân mang tính khách quan

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 59 - 60)

- Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo, cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh.

2.4.3.1.Những tồn tại và nguyên nhân mang tính khách quan

2 Thông tư số: 15/010/TT-NHNN về Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính

2.4.3.1.Những tồn tại và nguyên nhân mang tính khách quan

Agribank gặp vô vàn khó khăn trong việc triển khai tín dụng nông thôn, nông lâm ngư nghiệp không những về cách thức tổ chức tiến hành kinh doanh trên một địa

bàn rất rộng lớn, mà còn do những lo ngại như nông dân không trả được nợ, ngân hàng không quản lý được vốn vay vì địa bàn hẻo lánh, món vay nhỏ, lẻ…và vì thế diễn biến nợ nhóm 4 và nhóm 5 của Agribank Kiên Giang mới có xu hướng tăng lên trong khi tín dụng lại suy giảm tăng trưởng.

Môi trường vĩ mô trong nước giai đoạn 2009 – 2014 chưa thuận lợi cho phát triển tín dụng:Hiện nay chưa có một cơ quan mang tính chất chuyên nghiệp cung cấp thông tin về tình hình tài chính các doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa ngân hàng với kiểm toán chưa chặt chẽ. Có những doanh nghiệp đã được kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm toán nhưng khi ngân hàng xin kết quả kiểm toán thì không được đáp ứng.

Vì vậy, nguồn thông tin chính ngân hàng dựa vào các báo cáo doanh nghiệp cung cấp. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng để ngân hàng thiết lập và đảm bảo chất lượng quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ và kịp thời các báo cáo tài chính và tình hình sử dụng vốn cho ngân hàng sẽ dẫn đến những đánh giá sai lệch về doanh nghiệp và những quyết định đầu tư sai lầm gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.

Ngoài ra một nền kinh tế yếu, sức tiêu thụ kém dẫn tới nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, người dân kém, sức hấp thụ vốn kém dẫn tới khó có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Môi trường pháp lý bộc lộ nhiều yếu kém về mặt hiệu lực, tính đồng bộ giữa các văn bản luật, cơ quan ban ngành liên quan, đặc biệt là các văn bản liên quan tới

cơ chế cho vay. Khi mớira đời, nghị định 08/2000/NĐ-CP và nghị định 83/2010/NĐ- CP thay thê cho nghị định 08/2000/NĐ-CP về giao dịch có đảm bảo đã được các ngân hàng đón nhận với hy vọng đó sẽ là cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc thực hiện đầu tư tín dụng xuất khẩu.

Nhưng khi bướcra thực tế, các văn bản chứa đựng nhiều bất cập gây bối rối cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm với những biến động từ phía thị trường, sự thay đổi tình hình kinh tế xã hội và chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý kinh tế. Chính vì vậy, ngân hàng không ngừng đổi mới chính sách kinh doanh, biện pháp thực hiện phù hợp với thực tế, theo hướng hoàn thiện dịch vụ cung ứng, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhưng trong quá trình đổi mới và tự hoàn thiện ngân hàng thường bị sa lầy vào những khó khăn khiến họ bị mắc kẹt, quá trình phát triển bị gián đoạn. Những vấn đề tồn tại vốn thuộc về sự cố hữu của hoạt động ngân hàng luôn là mối đe doạ trực tiếp tới sự sống còn của ngân hàng, đồng thời là vấn đề trọng tâm cần giải quyết kịp thời.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 59 - 60)