Biện pháp 4: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBQL và đội ngũ kế cận các

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái luận văn ths giáo dục (Trang 99 - 103)

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đội ngũ CBQL phải có phẩm chất, năng lực cần thiết mới có đủ các điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, thực thi các chức năng và quyền hạn của mình. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL đương chức cũng như đội ngũ kế cận các trường PTDT bán trú.

100

Thực tiễn giáo dục cho thấy, những CBQL chỉ làm việc bằng kinh nghiệm, không qua đào tạo, bồi dưỡng sẽ có nhiều bất cập, lúng túng trong vai trò lãnh đạo và quản lý, hiệu quả QLGD không cao. Trong giai đoạn hiện nay, công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBQL là yêu cầu cấp bách, là khâu then chốt nâng cao chất lượng giáo dục. Hoạt động này nhằm trang bị các kiến thức mới, cập nhật kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cho CBQL, giúp họ có được phẩm chất, năng lực đáp ứng được chuẩn HT đã ban hành. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL cần có kế hoạch, sao cho vừa đáp ứng yêu cầu làm việc trước mắt, vừa có tính lâu dài, đạt được hai mục tiêu cơ bản:

Thứ nhất, đội ngũ CBQL đều được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,

đạt trình độ theo chuẩn HT đã ban hành.

Thứ hai, một bộ phận đội ngũ CBQL trẻ và CBQL có năng lực được

đào tạo có trình độ vượt chuẩn.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Lấy tiêu chuẩn CBQL làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với CBQL trường học, chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn; bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành. Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa.... Đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm.

- Xác định cho được các hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng: Đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn; bồi dưỡng tại chỗ hay gửi đi bồi dưỡng tại các cơ sở bồi dưỡng của Bộ GD&ĐT.

- Xác định được các nguồn kinh phí và cơ sở vật chất tối thiểu cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, đội ngũ kế cận theo các hình thức đã lựa chọn.

- Vận dụng và thực hiện các chính sách về chế độ đối với CBQL, đội ngũ kế cận đi đào tạo, bồi dưỡng như: Phụ cấp, tăng lương, đề bạt, sử dụng,…

101

- Căn cứ vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước, ngành GD&ĐT đã ban hành theo Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT và các chương trình cụ thể được Học viện QLGD, trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh đang triển khai để bồi dưỡng cho CBQL; căn cứ vào kết quả đánh giá CBQL và kế hoạch về xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục của huyện; căn cứ vào chuẩn HT đã ban hành, chúng tôi thấy cần thiết tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, đội ngũ kế cận của trường PTDT bán trú huyện Văn Chấn theo các nội dung sau:

* Về trình độ chuyên môn: Đào tạo CBQL trẻ, đội ngũ kế cận đạt 90%

có trình độ trên chuẩn (đối với cấp tiểu học: Đạt trình độ cao đẳng, đại học sư phạm tiểu học, cấp THCS: Đạt trình độ đại học sư phạm có chuyên ngành phù hợp), trong đó, trình độ đại học đạt 80% trở lên.

* Về lý luận chính trị: 100% đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú có

trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

* Về nghiệp vụ QLGD: 100% đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú

được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý (tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh hoặc tại các CSGD khác).

* Về tin học: 100% CBQL có chứng chỉ tin học B trở lên, sử dụng tốt

các phần mềm quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác.

* Về tiếng dân tộc: Phấn đấu đạt 100% CBQL tại các trường PTDT

bán trú biết và giao tiếp thành thạo tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương trường đóng.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Phối hợp nhiều phương thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, đội ngũ kế cận sao cho phù hợp:

- Đào tạo vừa học, vừa làm: Cho CBQL đương nhiệm chưa đạt trình độ trên chuẩn và bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho CBQL đương nhiệm và đội ngũ kế cận.

102

- Đào tạo chính quy: Lựa chọn CBQL trẻ trong đội ngũ CBQL đương nhiệm, có năng lực quản lý và cán bộ kế cận có nhiều triển vọng phát triển đi đào tạo thạc sỹ hoặc cử nhân chuyên ngành QLGD.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD theo các phương thức: + Bồi dưỡng trong hè trước khi khai giảng cho CBQL. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bồi dưỡng theo chuyên đề cho CBQL trường PTDT bán trú.

+ Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL bằng cách: cung cấp chương trình, tài liệu, có yêu cầu cụ thể về thời gian hoàn thành việc tự nghiên cứu, có đề tài nghiệm thu kết quả tự bồi dưỡng. Đồng thời có kế hoạch kiểm tra nghiệp vụ quản lý nhà trường đối với CBQL, nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL trong quá trình công tác.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp hài hòa giữa yêu cầu trước mắt và lâu dài, đảm bảo tính phù hợp với từng đối tượng trong đội ngũ CBQL. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải mang lại sự thừa nhận rộng rãi trong đội ngũ CBQL về tính giá trị nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ công tác QLGD. Từ đó, thu hút mọi đối tượng tham gia học tập và hưởng ứng các phong trào tự bồi dưỡng trong các trường PTDT bán trú.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú huyện Văn Chấn phải đảm bảo tính tích cực, chủ động, tự giác của từng cá nhân CBQL trong việc tiếp nhận các chỉ đạo của cấp trên. Nếu nhận thức rõ sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng, họ sẽ có động cơ và thái độ tích cực, có trách nhiệm hơn với công việc và các yêu cầu nâng cao năng lực công tác.

- Xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một cách khả thi, phải linh hoạt với nhiều biện pháp đồng bộ như: khuyến khích, bắt buộc, hỗ trợ kinh tế và gắn trách nhiệm với từng đối tượng. Thời gian đào tạo phải phù hợp với mục tiêu và kế hoạch của ngành cũng như của các đơn vị.

Nếu giải quyết tốt các điều kiện trên thì hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nói chung và CBQL trường PTDT bán trú huyện Văn Chấn

103

nói riêng sẽ có những kết quả cao hơn, có tác dụng đột phá trong việc phát triển đội ngũ CBQL cũng như đội ngũ kế cận trong diện quy hoạch ở các trường PTDT bán trú.

3.2.5. Biện pháp 5: Thực hiện quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và sắp xếp đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái luận văn ths giáo dục (Trang 99 - 103)