3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Có quy trình tuyển chọn dân chủ, công khai và khách quan để chọn đúng người có khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý loại hình trường chuyên biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, sắp xếp CBQL trường PTDT bán trú đúng quy trình, tạo cơ hội thăng tiến cho cán bộ, giáo viên các trường. Mỗi lần bổ nhiệm là một bước tiến trên con đường phát triển của nhà trường và sự phát triển chung của giáo dục dân tộc của huyện.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Bổ nhiệm CBQL là quy luật tất yếu, là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của một nhà trường. Đồng thời, đó cũng là cơ hội để các thành viên trong nhà trường phấn đấu trưởng thành và khẳng định được mình trong vai trò quản lý lãnh đạo.
Bổ nhiệm CBQL trường PTDT bán trú phải xuất phát từ các căn cứ, các cơ sở cơ bản sau đây:
+ Xuất phát từ mục tiêu, từ nhu cầu công việc đòi hỏi chính đáng. + Căn cứ vào tiêu chuẩn của người CBQL trường PTDT bán trú. + Căn cứ vào thực tế phong trào và nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, từ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý của cá nhân, với điều kiện thực tế của nhà trường mà có thể bổ nhiệm tuần tự hay vượt cấp.
Theo phân cấp quản lý cán bộ hiện nay, Chủ tịch UBND huyện ký quyết định bổ nhiệm CBQL trường tiểu học, trường THCS, trường TH&THCS theo tham mưu của Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ.
104
- Tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL trường PTDT bán trú cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Phải quán triệt chặt chẽ nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác tổ chức và cán bộ, nguyên tắc tập trung dân chủ (tuyệt đối không được bỏ qua việc lấy tín nhiệm của cán bộ, giáo viên ở cơ sở).
+ Phải chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín cao, đáp ứng được với cương vị mới.
+ Phải khuyến khích được những người tốt, có năng lực để chọn lựa được cán bộ tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận.
+ Người được bổ nhiệm phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín cao trong tập thể mình quản lý.
+ Sau sự kiện bổ nhiệm, phải có tác dụng khuyến khích được người tốt, lựa chọn được cán bộ giỏi, là điều kiện để bồi dưỡng cán bộ kế cận tích cực phấn đấu vươn lên.
+ Việc lựa chọn người được bổ nhiệm góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ giáo viên với các cấp QL
- Một số điều cần tránh trong công tác bổ nhiệm:
Trong khi làm công tác bổ nhiệm thường có một số yếu tố tâm lý tác động không tốt làm ảnh hưởng tính khách quan trong việc lựa chọn cán bộ, đó là: cách nhìn nhận chủ quan phiến diện; do tình cảm cá nhân vị kỷ; hoặc có quan hệ thân quen (gia đình, bạn bè, quê hương,…).
Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ phụ trách tổ chức, khi lựa chọn đề bạt cán bộ cần hết sức tránh tâm lý sau: Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bè bạn,…cho họ là tin tưởng, chắc ăn hơn người khác. Ham dùng những kẻ nịnh hót mình, tránh những người chính trực. Ham dùng những người tính tình phù hợp với mình mà tránh những người không hợp với mình.
105
Thời gian đảm nhận chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường. Như vậy đối với CBQL nói chung và CBQL trường PTDT bán trú nói riêng, theo quy định bổ nhiệm nhiệm kỳ là 5 năm. Khi hết thời hạn phải xem xét để bổ nhiệm lại.
Với công tác sắp xếp (cả luân chuyển) CBQL, theo quy định thời gian đảm nhận chức vụ này không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường.
Như quy định trên, nhìn dưới góc độ quy định của Điều lệ trường học thì CBQL không được ở một trường PTDT bán trú quá 2 nhiệm kỳ, tức là chỉ ở nhiều nhất là 10 năm.
Về vấn đề này, kinh nghiệm thực tế cho thấy, HT chỉ nên ở mỗi trường khoảng 5 năm là tốt nhất. Vì với khoảng thời gian này, đủ để người CBQL thực hiện những ý tưởng trong quản lý một cách hoàn chỉnh: Từ xây dựng kế hoạch, quá trình thực hiện và tới nghiệm thu kết quả. Sau thời gian 5 năm, người lãnh đạo bắt đầu “xả hơi”, không đầu tư nhiều nhiều vào lao động sáng tạo trong quản lý “sự thay da đổi thịt ít dần”. Như vậy, việc sắp xếp CBQL trường PTDT bán trú là phù hợp với xu thế chung của giáo dục huyện nhà.
Khi tiến hành sắp xếp CBQL trường PTDT bán trú phải xem xét các yếu tố sau:
- Yêu cầu của tổ chức: Sự cần thiết phải sắp xếp nhằm mục đích đạt được những mục tiêu quản lý đặt ra. Trường hợp này thì không nhất thiết phải quan tâm đến thời hạn.
- Yêu cầu của việc thực hiện điều lệ trường tiểu học, trường trung học. - Nguyện vọng cá nhân người CBQL.
- Điều kiện thực hiện việc sắp xếp.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
- Phải chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng tiêu chuẩn của người CBQL trường PTDT bán trú.
- Phải khuyến khích được những người tốt, chọn lọc được cán bộ, giáo viên tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận.
106
- Thực hiện công khai, dân chủ trong việc tuyển chọn, đề bạt bổ nhiệm. - Để làm tốt công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú hiện nay, Phòng GD&ĐT cần quan tâm một số công việc sau:
+ Trong công tác tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL hiện nay có nhiều hình thức khác nhau như: Tín nhiệm hoặc thi tuyển. Song, thiết nghĩ lãnh đạo Phòng GD&ĐT có thể xem xét, áp dụng và khuyến khích hình thức thi tuyển đối với đội ngũ CBQL ở một số trường.
Bổ nhiệm CBQL mới có thể lựa chọn, bố trí người tại đơn vị đó (hoặc có thể điều động từ nơi khác đến) nhưng phải đảm bảo đúng quy trình. Chống tư tưởng khép kín, cục bộ trong tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm CBQL. Quan tâm đề bạt, bổ nhiệm đội ngũ giáo viên trẻ được đào tạo chính quy có phẩm chất tốt, nghiệp vụ chuyên môn giỏi, để đào tạo bồi dưỡng bổ sung cho đội ngũ CBQL, bảo đảm tính kế thừa và phát triển. Là loại hình trường chuyên biệt nên cần quan tâm đến đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
- Cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn của CBQL trường PTDT bán trú để đánh giá, xếp loại theo từng tiêu chí cụ thể, lấy hiệu quả làm thước đo, lấy kết quả đánh giá làm cơ sở để tuyển chọn, bổ nhiệm.
- Đảm bảo tính khách quan, công khai và dân chủ.
- Trong tình hình hiện nay, cần có sự phối hợp trao đổi, bàn bạc giữa Phòng GD&ĐT với Phòng Nội vụ, Đảng ủy và chính quyền địa phương để thống nhất trong việc đề bạt, bổ nhiệm.
- Cần phải triển khai và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành TW Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ
đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước là “…Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng rồi mới bổ nhiệm…”.
- Tuy nhiên do đặc thù của ngành GD&ĐT, việc luân chuyển cán bộ phải cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng, đảm bảo được sự phát triển chung. Mặt
107
khác, phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
3.2.6. Biện pháp 6: Có các chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú