Công tác đánh giá, xếp loại CBQL trường PTDT bán trú được thực hiện theo các quy định của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về đánh giá cán bộ công chức, viên chức. Công tác này được tiến hành thường xuyên vào cuối năm dương lịch.
Hằng năm, Phòng GD&ĐT tổ chức đánh giá CBQL các trường trực thuộc nói chung và trường PTDT bán trú nói riêng theo chuẩn HT vào cuối năm học. Phòng GD&ĐT tổng hợp kết quả đánh giá của các đơn vị để nắm tình hình đội ngũ CBQL. Công tác đánh giá, xếp loại CBQL được tiến hành thường xuyên, tạo ra động lực để CBQL phấn đấu. Nhất là từ khi có quy định về chuẩn HT, các HT có một thước đo rõ ràng về các nội dung tiêu chuẩn để thực hiện và cơ quan QLGD cũng có thước đo để đánh giá HT.
Biểu đồ 2.5. Kết quả xếp loại theo chuẩn của CBQL trường PTDT bán trú năm học 2013-2014 13 người 50% 11 người 42% 2 người 08%
XẾP LOẠI THEO CHUẨN
Xuất sắc Khá Trung bình
Về kết quả xếp loại theo Chuẩn HT của CBQL trường PTDT bán trú: Có 50 % CBQL xếp loại xuất sắc, 42% xếp loại khá, tuy nhiên vẫn còn 8%
xếp loại trung bình.
Như vậy qua số liệu trên cho thấy đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú huyện Văn Chấn đại đa số đều có lập trường, tư tưởng vững vàng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện tốt quy chế dân chủ, có ý thức tự học tập bồi dưỡng chuyên môn, năng lực quản lý , có ý chí, nghị lực vượt khó, lối
77
sống trung thực, thẳng thắn, tác phong gương mẫu, có uy tín với quần chúng và được mọi người tin yêu.
Quá trình thực hiện đánh giá, xếp loại CBQL còn một số hạn chế, đó là: chưa phối hợp, lồng ghép hợp lý việc đánh giá, xếp loại CBQL với tư cách là cán bộ, công chức với việc đánh giá năng lực nghề nghiệp theo chuẩn HT. Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc đánh giá CBQL chưa thoả đáng; đánh giá còn có sự nể nang, nhiều CBQL chưa nhận thức rõ về năng lực của bản thân so với yêu cầu của chuẩn HT; trong đánh giá còn né tránh, cao bằng, ngại va chạm; chưa đưa ra các minh chứng về mức độ đạt được. Sau kết quả đánh giá, chưa có sự trao đổi với người được đánh giá để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, biện pháp khắc phục, vì vậy công tác đánh giá chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Việc phân tích kết quả đánh giá để sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, trả lương, khen thưởng, đề bạt, bố trí cán bộ chưa có sự liên quan mật thiết.