Đánh giá chung về đội ngũ CBQL trườngPTDT bán trú huyện Văn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái luận văn ths giáo dục (Trang 71 - 73)

Chấn

Từ kết quả khảo sát trên đây, chúng tôi thấy:

2.4.4.1. Về số lượng và cơ cấu

- Về số lượng: Số lượng CBQL trường PTDT bán trú huyện Văn Chấn còn thiếu 01 người so với định mức tại Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập.

- Về cơ cấu: Đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú được trẻ hóa, đa số tuổi đời từ 31 đến 40 (chiếm 50,0%); 77 % có thâm niên công tác quản lý dưới 10 năm.

Hạn chế: Số CBQL là người dân tộc thấp, chỉ đạt 23,1%; Tỷ lệ CBQL là nữ chỉ đạt 38%, không cân đối tỷ lệ CBQL giữa nam và nữ, trong khi tỷ lệ nữ giáo viên trong toàn ngành là rất cao chiếm 76,9%.

2.4.4.2. Về chất lượng đội ngũ CBQL

- Ưu điểm: 100% CBQL có trình độ đào tạo chuẩn trở lên, trong đó có 92,3 % CBQL đạt trình độ đào tạo trên chuẩn, 92,3 % CBQL là đảng viên, Đa số CBQL phẩm chính chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy và nhiệt tình trong công việc; có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, năng lực quản lý khá tốt. Nhìn chung, đội ngũ CBQL đều đảm bảo yêu cầu đặt ra, luôn có ý thức học hỏi nâng cao trình độ, có quan hệ tốt với cộng đồng, biết động viên khuyến khích các cá nhân và tập thể đoàn kết phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ.

- Hạn chế:

Số CBQL có trình độ trung cấp lý luận thấp, chỉ đạt 8%, còn 23 % CBQL chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý.

Một số ít CBQL trình độ chuyên môn và năng lực quản lý còn hạn chế, phong cách lãnh đạo chưa thật sự dân chủ, khoa học, chưa nhạy bén, linh hoạt, năng động sáng tạo, trong công tác còn dập khuôn máy móc, bị động,

72

chưa có tầm nhìn chiến lược và am hiểu tình hình KT-XH, giáo dục ở địa phương. Chưa chú trọng đến việc phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nguồn để tham mưu làm tốt công tác bổ nhiệm CBQL góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL mà cho rằng đó là trách nhiệm của cấp trên. Hầu hết CBQL chưa có ý thức học tập và nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học vì cho rằng đối với CBQL một nhà trường những yêu cầu này không cần thiết do đó còn một số ít CBQL chưa biết sử dụng máy vi tính và không biết ngoại ngữ.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, đội ngũ CBQL đã có nhiều cố gắng trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, học tập kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý, gương mẫu trước cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Tuy nhiên, do chưa được đào tạo một cách có hệ thống về lý luận, QLGD mà chủ yếu trưởng thành qua thực tiễn hoạt động ở nhà trường bằng kinh nghiệm nên cũng còn nhiều hạn chế như: Chưa phát huy được tác dụng tốt đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, còn thụ động, lúng túng trong điều hành công việc, chưa quán xuyến một cách toàn diện các hoạt động trong và ngoài nhà trường. Việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế; việc nắm bắt, xử lý thông tin chưa kịp thời, cá biệt có trường hợp CBQL do không nắm chắc nguyên tắc còn sai phạm trong quá trình quản lý.

Công tác tham mưu với chính quyền địa phương để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng nhà công vụ cho giáo viên; công tác phụ đạo cho học sinh yếu, kém; công tác PCGD ở các nhà trường chưa thật sự hiệu quả như mong muốn.

Một số trường sử dụng chưa có hiệu quả các thiết bị đã được trang bị, công tác bảo quản thiết bị, đồ dùng dạy học còn yếu.

Vì vậy để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trước mắt cũng như lâu dài, đội ngũ CBQL các trường nói chung và trường PTDT bán trú nói riêng phải được thực hiện đồng bộ các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL để

73

nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái luận văn ths giáo dục (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)