Những yêu cầu phát triển đội ngũ CBQL trườngPTDT bán trú trong

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái luận văn ths giáo dục (Trang 37 - 39)

giai đoạn hiện nay

1.3.5.1. Phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú đảm bảo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn về chất lượng

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính

phủ về phê duyệt đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục” giai đoạn 2005-2010 đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu”.

Như vậy, yêu cầu công tác phát triển đội ngũ CBQL liên quan đến quy mô, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ CBQL.

- Về quy mô: Thể hiện bằng số lượng, mục tiêu của phát triển đội ngũ CBQL về quy mô là đảm bảo đủ số lượng CBQL theo quy định.

- Về cơ cấu: Thể hiện ở độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, bộ môn, chuyên môn, thâm niên quản lý, vùng miền,… Mục tiêu của phát triển cơ cấu đội ngũ là tạo ra sự hợp lý, đồng bộ của đội ngũ.

- Về chất lượng:

Trong từ điển Tiếng Việt, chất lượng là “cái tạo nên chất, giá trị của một con người, sự vật, hiện tượng” [28].

38

Theo quan điểm của các nhà giáo dục học Việt Nam, chất lượng là cái tạo nên phẩm chất giá trị một con người với tư cách một nhân cách, một chủ thể có trình độ phát triển về phẩm chất, năng lực. Cụ thể hơn, chất lượng từng CBQL thể hiện bởi trình độ, phẩm chất, năng lực của bản thân họ thông qua hoạt động quản lý.

Như vậy, phát triển đội ngũ CBQL là nâng cao chất lượng cho từng CBQL, đồng thời là sự phát triển của đội ngũ CBQL về mặt chất lượng, số lượng và cơ cấu. Có thể nói, ba vấn đề: Quy mô, cơ cấu, chất lượng đội ngũ CBQL có liên quan chặt chẽ và ràng buộc nhau trong việc bảo đảm cho phát triển đội ngũ CBQL vững mạnh.

1.3.5.2. Phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú đảm bảo tính dân tộc

Văn Chấn là địa phương có 18 dân tộc anh em sinh sống nên đời sống văn hóa xã hội giao lưu, đa dạng, phong phú, nhiều giá trị văn hóa đang được bảo tồn và phát huy như múa xoè, múa xạp, hát khắp, hát nôm của dân tộc Thái, Tày; múa chiêng, hát Pi - ca - đô của người Khơ Mú; múa khèn của dân tộc H'Mông; hát đang của dân tộc Mường; tục hát “Tháng giêng” của người Giáy...

Vì vậy, mỗi CBQL trường PTDT bán trú cần phải hiểu rõ các phong tục tập quán của đồng bào dân tộc, từ đó có ý thức bảo tồn di sản văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công

tác dân tộc cũng đã nhấn mạnh: “Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc”.

1.3.5.3. Phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú đáp ứng xu hướng đổi mới và phát triển giáo dục phổ thông

Quá trình giáo dục phải hướng tới người học: Nghĩa là tính cá thể của người học được đề cao; coi trọng trong mối quan hệ giữa lợi ích của người học với mục tiêu phát triển KT-XH và phát triển cộng đồng, xã hội.

39

Nội dung giáo dục phải sáng tạo, theo nhu cầu người học.

Phương pháp giáo dục là cộng tác, hợp tác giữa người dạy và người học, công nghệ hóa và sử dụng tối đa tác dụng của công nghệ thông tin.

Hình thức tổ chức giáo dục đa dạng, linh hoạt phù hợp với kỷ nguyên thông tin và nền kinh tế tri thức nhằm tạo khả năng tối ưu cho người học lựa chọn hình thức học.

Đánh giá kết quả học tập trong trường học phải đổi mới để thật sự có những phán quyết chính xác về kiến thức, kỹ năng và thái độ người học.

Thực hiện có hiệu quả các trụ cột của giáo dục và thực hiện được triết lý học suốt đời: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người, học suốt đời”.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái luận văn ths giáo dục (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)