Trong quá trình nghiên cứu đề xuất các biện pháp, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải tổng hợp được các biện pháp đã làm, đang làm, chọn lọc được những cách làm hay, những yếu tố tích cực của mỗi biện pháp đã thực hiện, phát hiện những tồn tại không hiệu quả, tránh phủ nhận sạch trơn hoặc đề xuất các biện pháp mới không dựa trên thực trạng và thực tiễn các biện pháp cũ đã có. Khi đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú, nhà nghiên cứu phải cho thấy cách làm mới, dựa trên cơ sở của các biện pháp đã làm, đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn giáo dục của địa phương. Trong quá trình nghiên cứu, những biện pháp cũ không còn phù hợp cần thay thế bằng các biện pháp mới thiết thực hơn, nhằm đảm bảo tính ổn định, sự phát triển
86
bền vững, tránh được tình trạng duy ý chí trong công tác phát triển đội ngũ
CBQL trường PTDT bán trú trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Hệ thống các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú phải đảm bảo:
- Bám sát mục tiêu của các cấp học trong đó chú trọng mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc trên địa bàn toàn huyện. Coi đây là định hướng cơ bản để đề xuất các biện pháp.
- Phải tác động đồng bộ vào các thành tố cơ bản của quá trình phát triển đội ngũ, không được mâu thuẫn với nhau, phải có mối quan hệ biện chứng với nhau, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau.
3.2. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú huyện Văn Chấn huyện Văn Chấn
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng tiêu chuẩn của CBQL trường PTDT bán trú phù hợp với thực tiễn giáo dục của huyện phù hợp với thực tiễn giáo dục của huyện
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện theo yêu cầu tiêu chuẩn đó. Việc xây dựng các tiêu chuẩn dựa trên nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế, mục tiêu, yêu cầu phát triển của ngành. Từ đó thông qua các tiêu chuẩn để lựa chọn được đúng CBQL có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đồng thời một mặt cũng công khai các tiêu chuẩn, tạo động cơ, mục tiêu phấn đấu cho những cá nhân có năng lực, có ý chí phấn đấu.
Do đó, muốn phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú cần phải xây dựng được tiêu chuẩn đúng đắn và khả thi của đội ngũ này. Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định Chuẩn HT trường tiểu học; Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định
87
Chuẩn HT trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để các cấp QLGD xem xét, đánh giá, xếp loại CBQL trường PTDT bán trú; từ đó đề ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; đối chiếu để lựa chọn đội ngũ CBQL cho các trường PTDT bán trú. Tuy nhiên, với các tiêu chuẩn, tiêu chí được quy định tại Thông tư số 14, Thông tư số 29 nói trên là những tiêu chuẩn, tiêu chí chung nhất, không thể áp dụng như nhau ở mọi vùng, miền, mọi điều kiện khác nhau về KT-XH cũng như giáo dục ở các địa phương khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng tiêu chuẩn CBQL trường PTDT bán trú theo Thông tư số 14, Thông tư số 29 cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của huyện Văn Chấn là một việc rất quan trọng và hết sức cần thiết.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Căn cứ vào những quy định chung của Nhà nước để xây dựng tiêu chuẩn CBQL trường PTDT bán trú sao cho phù hợp với tình hình KT-XH của huyện Văn Chấn. Cụ thể như sau:
* Tiêu chuẩn chung:
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ III, Ban Chấp hành TW Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, đó là:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
88
- Ngoài các tiêu chuẩn chung nói trên, cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân còn phải: Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện. Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
* Tiêu chuẩn cụ thể của CBQL trường PTDT bán trú:
Về phẩm chất:
- Phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Có hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Có giác ngộ chính trị, biết phân tích và bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước.
- Có ý thức chấp hành kỷ luật lao động cao.
- Có khả năng làm việc mà không bị ảnh hưởng những định kiến tôn giáo, dân tộc, giới tính hoặc những rào cản khác.
- Có thái độ tích cực đối với cái mới, cái tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.
- Tế nhị, lịch thiệp trong đối xử với đồng nghiệp và phụ huynh. Quan tâm đến tình cảm, thái độ của đồng nghiệp và học sinh.
- Thực sự là nhà giáo dục, con chim đầu đàn của tập thể sư phạm nhà trường. Có uy tín với tập thể và cấp trên, được cán bộ, giáo viên và học sinh tôn trọng. Bày tỏ những xúc cảm một cách rõ ràng và trực tiếp.
- Phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng, công tâm, không có biểu hiện tiêu cực, không phụ thuộc vào người khác.
- Trung thực trong báo cáo đối với cấp trên, đánh giá cấp dưới công bằng vô tư, linh hoạt và chấp nhận sự thay đổi.
89
- Có ý thức tiết kiệm, chống tham ô lãng phí
- Tận tụy với công việc, kiên định và không từ bỏ mục tiêu - Biết hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp, học sinh vươn lên.
- Mạnh dạn, thẳng thắn trong các mối quan hệ. Biết lắng nghe ý kiến phê bình của đồng nghiệp và cấp trên, biết sửa chữa sai sót.
Về kiến thức và năng lực chuyên môn:
- Trình độ hiểu biết chuyên môn và có khả năng giảng dạy một số môn bắt buộc ở cấp tiểu học hoặc THCS.
- Nắm vững nội dung, chương trình, phương pháp đặc trưng các môn học ở cấp tiểu học hoặc THCS.
- Có khả năng quản lý, chỉ đạo chuyên môn, quản lý chương trình đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Có hiểu biết tình hình phát triển KT-XH của địa phương, cộng đồng và quốc gia, cũng như phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn huyện Văn Chấn.
- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Biết sử dụng thành thạo máy vi tính.
- Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm đến các điều kiện phục vụ để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học và áp dụng sáng kiến. - Khả năng phân tích các hoạt động giáo dục, thể hiện tính sư phạm trong việc tổ chức các hoạt động.
- Xây dựng văn hoá nhà trường, nhất là văn hoá học tập và giảng dạy. - Hiểu biết những xu hướng giáo dục hiện đại.
Về năng lực quản lý:
- Năng lực dự báo, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình nghị sự cần thiết. Xây dựng và thực hiện chiến lược, các giải pháp.
- Năng lực quản lý hành chính, quản lý tài chính. Tổ chức thực hiện các chính sách, quy chế.
90
- Năng lực quản lý, bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí, phát huy truyền thống tập thể.
- Quản lý giám sát hoạt động và hành vi của bộ máy nhân sự.
- Quản lý giảng dạy và học tập, điều chỉnh hành vi, hoạt động và hạnh kiểm của học sinh.
- Có năng lực giao tiếp và phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả, luôn đổi mới, nhạy bén trong công việc.
- Phân tích các hoạt động giáo dục, thể hiện tính sư phạm trong việc tổ chức các hoạt động.
- Vận động, phối hợp huy động các nguồn lực tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, công tác xã hội hoá giáo dục.
- Có năng lực chỉ đạo kiểm tra các hoạt động dạy - học và các hoạt động khác trong tầm quản lý. Công tác kiểm tra nội bộ trường học. Có khả năng đánh giá người khác đúng.
- Luôn đặt ra mục đích hoạt động cho nhà trường. - Tổ chức đời sống văn hoá, công tác truyền thông. - Phát triển những khả năng khoán việc, giao lớp.
- Có tư duy chiến lược, dám nghĩ dám làm, biết chấp nhận rủi ro.
- Chủ động, sáng tạo, luôn hướng tới đổi mới và phát triển. Tự đặt ra kế hoạch làm việc để đạt được những tiêu chuẩn cao.
- Có trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng học tập và giáo dục học sinh, giúp học sinh dân tộc phát triển tiềm năng cá nhân.
- Có khả năng đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của bản thân và hiểu được những động lực và kỹ năng có liên quan đến công việc.
- Khả năng hoàn thành công việc trong những điều kiện khó khăn.
Về trình độ, sức khỏe, độ tuổi, thâm niên công tác: Theo các quy định
hiện hành của Nhà nước.
Về tiêu chuẩn hóa tiếng dân tộc thiểu số: Xuất phát từ trường dạy học
91
sâu sắc về các dân tộc thiểu số trên địa bàn công tác, về chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước; cũng như kiến thức tôn giáo, về văn hóa, phong tục tập quán, tâm lý, truyền thống các dân tộc thiểu số. Ngoài những kiến thức trên thì CBQL phải sử dụng thành thạo tiếng dân tộc thiểu số nhằm giúp CBQL giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo; đặc biệt trong vận động nhân dân tham gia công tác giáo dục, vận động học sinh đến trường, duy trì sĩ số, công tác giữ gìn an ninh - trật tự trường học...
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Tiêu chuẩn CBQL phải cụ thể, đầy đủ và dễ dàng xem xét đánh giá. Xây dựng tiêu chuẩn CBQL trường PTTDT bán trú phải căn cứ vào nhiệm vụ, đồng thời phải căn cứ vào yêu cầu chung của CBQL trong thời kỳ mới theo đúng các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác cán bộ.
Khi xây dựng tiêu chuẩn CBQL nói chung và CBQL trường PTDT bán trú nói riêng, ta cần lượng hóa để có đủ phẩm chất và năng lực, nghĩa là có đủ đức và tài. Nội dung cụ thể của đức và tài tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Khi xây dựng tiêu chuẩn của CBQL trường PTDT bán trú cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính khả thi. - Đảm bảo tính hiệu quả.
- Đảm bảo yêu cầu về chức năng quản lý: + Khả năng lập kế hoạch;
+ Việc tổ chức thực hiện;
+ Sự phối hợp trong quản lý chỉ đạo; + Công tác kiểm tra.
92
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường kiểm tra, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú trường PTDT bán trú
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Công tác kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL nhà trường có vai trò rất quan trọng đối với các cấp QLGD. Đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp điều chỉnh nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực của CBQL, phục vụ tốt hơn cho công tác giáo dục. Kiểm tra còn nhằm tác động đến hành vi của người CBQL, nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBQL. Hoạt động kiểm tra phải đi liền với đánh giá. Kiểm tra mà không có đánh giá thì coi như không có kiểm tra. Thông qua kiểm tra cơ quan quản lý cấp trên có thể đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ CBQL để từ đó giúp cho quy trình bổ nhiệm, sắp xếp CBQL chính xác và khách quan hơn.
Đánh giá, xếp loại CBQL trường học nói chung và CBQL trường PTDT bán trú nói riêng nhằm để từng cá nhân CBQL thấy rõ ưu điểm, tồn tại của mình. Đồng thời các cấp quản lý, tập thể đơn vị nắm được kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của CBQL, từ đó có những biện pháp thúc đẩy việc phấn đấu, rèn luyện nâng cao chất lượng cá nhân của mỗi CBQL góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Đánh giá để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức, làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với CBQL.
Vì vậy, hoạt động kiểm tra, đánh giá có tác dụng tích cực làm cho chất lượng hoạt động của CBQL được nâng cao.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp * Đối với công tác kiểm tra:
Công tác kiểm tra CBQL và các hoạt động chung của nhà trường cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau: Việc thực hiện các chức năng quản lý; Quản lý hoạt động day - học; Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường...đó là những nội dung thường xuyên, cơ bản. Bên cạnh đó, kiểm tra cần bổ sung thêm những nội dung khác như:
93
+ Khả năng vận động các lực lượng xã hội tham gia quản lý, xây dựng và phát triển nhà trường. Khả năng phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu những hạn chế của môi trường giáo dục.
+ Lĩnh vực thiết lập, điều hành hệ thống thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong QLGD. Khả năng biết tự kiểm tra sự tiến bộ của bản thân trong học tập, rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.
* Đối với công tác đánh giá, xếp loại:
Công tác đánh giá, xếp loại CBQL theo chuẩn HT được tổ chức định kỳ vào cuối năm học; đánh giá, xếp loại CBQL theo yêu cầu, nội dung đánh giá công chức được tổ chức định kỳ vào cuối năm dương lịch. Ngoài ra, công tác đánh giá còn được tiến hành khi nâng lương, chuyển ngạch, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại...
- Đánh giá, xếp loại CBQL theo Chuẩn HT:
+ Việc đánh giá, xếp loại CBQL cấp tiểu học theo chuẩn được thực hiện theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định Chuẩn HT trường tiểu học.
+ Việc đánh giá, xếp loại CBQL cấp THCS theo chuẩn được thực hiện theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ