1.3.4.1. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL
Quy hoạch CBQL là một chủ trương lớn của Đảng ta đã có từ lâu và đã góp phần cung cấp các thế hệ cán bộ nối tiếp nhau gánh vác nhiệm vụ trong suốt các chặng đường cách mạng. Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng ta tiếp tục quan tâm lãnh đạo công tác này. Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ X
đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch
31
về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo gắn bó với nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH là chủ trương và chính sách lớn trong nội dung công tác cán bộ của Ðảng và Nhà nước ta”.
Trong công tác cán bộ, quy hoạch vừa là nội dung, vừa là khâu trọng yếu nhằm đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, có tầm nhìn xa, tính chủ động đáp ứng cả yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cách mạng.
Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL nhằm bảo đảm nhu cầu nhân sự luôn được đáp ứng một cách thích đáng. Xây dựng quy hoạch thông qua việc phân tích các nhân tố: Tình hình chung về đội ngũ CBQL đương nhiệm ở địa phương do Phòng GD&ĐT quản lý; các CBQL đến tuổi nghỉ chế độ cần thay thế vào thời điểm nào đó; đội ngũ kế cận hiện có và sẽ cần đến; sự mở rộng hay thu gọn số lượng trường…
Thực hiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Quy hoạch CBQL là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của nhà trường và của ngành.
- Quy hoạch CBQL phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ của nhà trường và của ngành.
- Phải đánh giá đúng cán bộ, giáo viên trước khi đưa vào quy hoạch. Hằng năm, căn cứ văn bản hướng dẫn của các cấp các đơn vị trường tổ chức đánh giá, xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn HT. Kết quả đánh giá cán bộ hằng năm được sử dụng cho việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch.
- Quy hoạch CBQL phải bảo đảm phương châm "mở" và "động". Quy hoạch "mở" được hiểu là một chức danh cần quy hoạch một số người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh. Quy hoạch "động" là quy
32
hoạch đựợc định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo sát sự phát triển của cán bộ, giáo viên; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hằng năm; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển.
- Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ: Các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ được công khai để cán bộ, giáo viên tham gia bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch ở trường được biết. Danh sách cán bộ đưa vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch được công khai trong chi bộ, ban giám hiệu, đồng thời thông báo cho cá nhân cán bộ biết.
1.3.4.2. Công tác tuyển chọn, sử dụng CBQL
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản
Việt Nam xác định: “Bố trí và sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trường. Đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm, thay thế kịp thời khi cần thiết. Xây dựng quy chế bầu cử có nhiệm kỳ, bầu cử có thời hạn. Có chế độ cho cán bộ được từ chức và rút chức để nhận công việc thích hợp. Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ, tuyển chọn nhân tài”.
Nguyên tắc trong việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm hoặc từ chức đối với CBQL:
- Các cấp ủy đảng từ cơ sở trở lên trực tiếp lãnh đạo công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm hoặc từ chức đối với CBQL theo phân cấp quản lý cán bộ và đúng quy trình, thủ tục;
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; CBQL được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
- Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và điều kiện, tiêu chuẩn của CBQL;
33
- Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ CBQL, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị;
- Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm thì cũng có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm hoặc chấp nhận đơn từ chức của CBQL;
1.3.4.3. Công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại CBQL
Công tác kiểm tra hoạt động của CBQL được thực hiện thường xuyên theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.
Đánh giá, xếp loại đội ngũ CBQL phải thông qua đánh giá tất cả các mặt hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà trường của CBQL và kết quả thực hiện nhiệm vụ của họ thông qua các minh chứng cụ thể.
a) Mục đích, yêu cầu đánh giá, xếp loại * Mục đích
- Giúp CBQL tự xác định mặt mạnh, mặt yếu năng lực nghề nghiệp, hiệu quả làm việc trong điều kiện cụ thể của từng môi trường CSGD, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống lành mạnh, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đánh giá, xếp loại CBQL để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng, đề xuất chế độ và thực hiện chính sách phù hợp.
* Yêu cầu
- Việc đánh giá, xếp loại CBQL phải đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác, phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. Qua đánh giá làm rõ được các ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp, hiệu quả công tác và khả năng phát triển của CBQL.
34
- Việc đánh giá, xếp loại CBQL phải căn cứ vào các kết quả được minh chứng phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn của chuẩn; đảm bảo tinh thần đoàn kết nội bộ.
b) Quy trình đánh giá, xếp loại
- Đối với cấp tiểu học thực hiện theo Công văn số 3256/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 17/5/2011 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại HT trường tiểu học theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định Chuẩn HT trường tiểu học;
- Đối với cấp THCS thực hiện theo Công văn số 430/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 26/01/2010 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn đánh giá, xếp loại HT trường trung học theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định Chuẩn HT trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Riêng đối với Phó HT thực hiện theo Công văn số 630/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 16/02/2012 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó HT các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên;
1.3.4.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL
Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “Đào tạo” là sự dạy dỗ chuyên sâu
giúp cho con người lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng kỹ xảo, thói quen làm việc thuộc một nghề nhất định, nhờ đó con người có thể mưu sinh lập
nghiệp.“Bồi dưỡng” là làm tăng thêm năng lực, phẩm chất, “Chuẩn hoá” là
đúng hoàn toàn không sai một chút nào so với những quy định.
Từ những thuật ngữ trên có thể hiểu đào tạo và bồi dưỡng chuẩn hoá CBQL là cung cấp và rèn luyện thêm năng lực quản lý nhà trường, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho họ trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định.
35
Bác Hồ có nhiều bài nói về công tác cán bộ, đây là tư tưởng lớn trong
suốt cuộc đời vĩ đại của Người. Trước hết, công tác cán bộ bắt đầu từ đào tạo
(bao gồm đào tạo qua trường lớp và đào tạo qua thực tiễn), công việc đào tạo cán bộ luôn được Bác chăm lo cho cả hiện tại và tương lai, xem như một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Việc đào tạo cán bộ phải lâu dài, cần
mẫn, chu toàn. Người dạy:“Không phải vài ba tháng hoặc vài ba năm mà đào tạo được một cán bộ tốt. Cần phải công tác, đấu tranh, huấn luyện lâu năm mới được”. Công tác đào tạo phải được tiếp tục trong quá trình sử dụng cán
bộ.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta, khẳng định vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trong của đội ngũ CBQL trong việc điều hành một hệ thống giáo dục ngày càng mở rộng và phát triển.
Đào tạo bồi dưỡng CBQL giáo dục là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay. Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của
Thủ tướng Chính phủ có nêu: “Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015…” [11].
1.3.4.5. Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ CBQL
Nghị quyết TW II - Khoá VIII đã xác định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với GD&ĐT, đặc biệt là chính sách đầu tư, chính sách tiền lương. Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó có đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD là lực lượng nòng cốt, có vai trò rất quan trọng. Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện quan điểm này, nhất là chế độ đãi ngộ đối với CBQL, giáo viên vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn như:
36
- Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo bằng 70 mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Phụ cấp thu hút bằng 70 mức lương theo ngạch, bậc hiện hường cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
- Hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung; - Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
- Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.
- Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch;
- Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện KT- XH đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu… các chế độ đãi ngộ được quy định cụ thể trong các văn bản sau: Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, CBQL giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, CBQL giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.
Luật Giáo dục nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2005 đã xác định:
“Tổ chức, quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục”; “Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương” [23].
37
Cùng với chính sách chung của Nhà nước, tùy vào điều kiện kinh tế của từng địa phương, các phòng, sở GD&ĐT cần tích cực tham mưu với các cấp chính quyền để có những chính sách riêng hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên như: Chế độ thưởng cho giáo viên giỏi; chế độ hỗ trợ cho những giáo viên đi học tập nâng cao trình độ… Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, các trường công lập đã tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trên cơ sở đó đã tạo điều kiện từng bước nâng dần mức thu nhập cho giáo viên và CBQL giáo dục.