Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. Thí nghiệm hóa học trong dạy học
1.3.3. Thí nghiệm của học sinh
1.3.3.1. Thí nghiệm HS khi nghiên cứu tài liệu mới.
Thí nghiệm học sinh nghiên cứu tài liệu mới là một phương pháp có hiệu quả để hình thành hệ thống các khái niệm hóa học, là một phương pháp tích cực giúp HS nắm kiến thức sâu sắc và phong phú cả lý thuyết lẫn thực hành.
GV có thể sử dụng thí nghiệm HS trong dạy học theo: phương pháp nghiên cứu và phương pháp minh họa.
- Sử dụng thí nghiệm HS theo phương pháp nghiên cứu
+ Hoạt động cụ thể của GV và HS khi sử dụng phương pháp này gồm:
24
* GV nêu lên đề tài nghiên cứu, giải thích rõ mục đích cần đạt tới. HS hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu.
* GV hoặc HS dưới sự hướng dẫn của GV có thể đề ra các giả thuyết, dự đoán hiện tượng thí nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết đã biết, lập kế hoạch giải quyết ứng với từng giả thuyết.
* GV tổ chức cho HS tự lực nghiên cứu đề tài: chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, thiết bị để làm thí nghiệm xác nhận giả thuyết, quan sát trạng thái các chất trước khi thí nghiệm; tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả đầy đủ các hiện tượng thí nghiệm;
xác nhận giả thuyết đúng thông qua kết quả của thí nghiệm.
* HS giải thích hiện tượng, viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và rút ra kết luận từ việc quan sát; ứng dụng các kết quả thu được.
Như vậy, HS trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu và nhờ đó mà lĩnh hội kiến thức. Còn GV làm nhiệm vụ tổ chức, điều khiển, kích thích sự nhận thức của HS.
Phương pháp này là phương pháp tốt nhất giúp HS rèn luyện tư duy độc lập sáng tạo, kĩ năng tìm tòi sáng chế và thu nhận những kiến thức một cách vững chắc, phong phú cả về lí thuyết và thực tiễn.
Tuy nhiên phương pháp này áp dụng thuận lợi với đối tượng HS khá giỏi.
- Sử dụng thí nghiệm HS theo phương pháp minh họa
Theo phương pháp này thì trước hết GV trình bày những kiến thức mới, những cách giải quyết đã chuẩn bị sẵn, mô tả cách tiến hành thí nghiệm và hiện tượng xảy ra, giải thích hiện tượng và kết luận về kiến thức thu được. Sau đó HS tiến hành thí nghiệm kiểm nghiệm phần trình bày của mỗi GV có đúng hay không qua quan sát hiện tượng thí nghiệm.
Như vậy khi tiến hành làm thí nghiệm, HS không thu thêm được kiến thức mới (vì GV đã thông báo tất cả), đã ghi nhớ kết quả qua lời GV. Nhưng nhờ sự quan sát trực tiếp các đối tượng thí nghiệm do các en tự làm nên các em tin tưởng hơn vào những điều vừa được nghe.
25
1.3.3.2. Thí nghiệm thực hành trong phòng thí nghiệm.
Thí nghiệm thực hành của HS có chức năng tổ chức cho HS được tự mình làm các thí nghiệm quy định tại phòng thí nghiệm để rèn luyện các kĩ năng tiến hành các thí nghiệm cơ bản của chương trình hóa học qui định.
Có 2 phương án tổ chức bài thực hành như sau:
Phương án 1: Toàn lớp cùng bắt đầu làm và cùng kết thúc một thí nghiệm.
Các thí nghiệm làm kế tiếp nhau cho đến hết.
Bước 1: Ổn định tổ chức.
GV cho HS vào chỗ ngồi theo vị trí sắp xếp của các thí nghiệm. Ghi tên HS vắng mặt. GV nêu mục đích của bài thí nghiệm, nhắc nhở các công việc cụ thể để đảm bảo cho buổi thí nghiệm được an toàn.
Bước 2: Làm thí nghiệm.
GV giới thiệu bộ dụng cụ để HS biết sử dụng. GV gọi một em trình bày cách làm. Tiếp đó GV làm mẫu, HS quan sát. Sau đó HS làm thí nghiệm ghi kết quả vào bảng tường trình. GV theo dõi giúp đỡ các HS làm thí nghiệm không đạt yêu cầu.
Khi hết thời gian dành cho thí nghiệm này thì đồng loạt cả lớp cùng ngừng thí nghiệm. GV nhận xét về kết quả kĩ năng tiến hành thí nghiệm vừa làm. Thí nghiệm tiếp theo được bắt đầu theo trình tự trên cho đến thí nghiệm cuối cùng.
Bước 3: Củng cố toàn bài.
GV hệ thống lại mối liên hệ giữa các thí nghiệm và mối liên hệ giữa thí nghiệm và kiến thức lí thuyết đã học.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá tinh thần làm việc trong bài thực hành.
Hướng dẫn bài tập thực hành về nhà (nếu có). Thu bản tường trình. Làm vệ sinh phòng thí nghiệm.
Phương án 2: Nhiều thí nghiệm làm cùng một lúc. HS chia nhóm lần lượt làm từ thí nghiệm này đến thí nghiệm khác theo kiểu xoay vòng. Bài thực hành được thực hiện theo bốn bước:
Bước 1: Ổn định tổ chức.
GV cho HS vào chỗ ngồi theo vị trí sắp xếp của các thí nghiệm. Ghi tên HS vắng mặt. GV nêu mục đích của bài thí nghiệm, nhắc nhở các công việc cụ thể để đảm bảo cho buổi thí nghiệm được an toàn.
26
Bước 2: Làm thí nghiệm.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của từng nhóm thí nghiệm. GV giới thiệu bộ dụng cụ của từng nhóm cho cả lớp. GV lần lượt làm mẫu tất cả các thí nghiệm của bài thực hành cho các nhóm cùng quan sát. Sau đó các nhóm tiến hành đồng thời tất cả các thí nghiệm của bài theo kiểu xoay vòng. GV theo dõi giúp đỡ từng nhóm.
Bước 3: Củng cố toàn bài.
Hết thời gian dành cho bước 2, GV cho các nhóm đồng loạt ngừng việc làm thí nghiệm. GV củng cố hệ thống hóa mối liên hệ giữa các thí nghiệm và kiến thức lí thuyết cần nắm vững.
Bước 4: Nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm HS trong bài thực hành.
Hướng dẫn bài tập thực hành về nhà (nếu có). Thu bản tường trình. Làm vệ sinh PTN.
1.3.3.3. Thí nghiệm đơn giản giao cho HS làm ở nhà [46].
Loại thí nghiệm này chủ yếu để vận dụng kiến thức vào thực tiễn nên cần chọn thí nghiệm đơn giản, an toàn, hóa chất dụng cụ dễ kiếm, gắn với đời sống hằng ngày.