Chương 2: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TÍCH CỰC CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT
2.3. Sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập tích cực cho HS
2.3.3. Sử dụng thí nghiệm của HS
2.3.3.2. Thí nghiệm thực hành của HS
* Thí nghiệm thực hành của HS là các thí nghiệm do học sinh thực hiện trên các phòng thí nghiệm hóa học của nhà trường với thời gian nhiều hơn với một tiết học. Là một hình thức tổ chức học tập, trong đó học sinh phải tự làm một số thí
87
nghiệm sau khi đã học xong một chương hay một phần của giáo trình. Sau khi kết thúc bài thực hành phải đạt các mục đích sau: học sinh được:
- Củng cố những kiến thức mới học được của chương.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát,so sánh, đối chiếu, giải thích hiện tượng, điều chế, nhận biết các chất, kỹ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm hay gặp nhất, kỹ thuật làm việc an toàn với hóa chất, ý thức tổ chức kỷ luật, cẩn thận, chịu khó, trung thực, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
* Công việc chuẩn bị và hướng dẫn của giáo viên cho học sinh gồm những yếu tố sau:
- Cho học sinh ôn lại những kiến thức có liên quan.
- Cho học sinh ghi chép bản hướng dẫn. Nội dung thường là:
+ Tóm tắt các lí thuyết liên quan.
+ Nêu mục đích thí nghiệm.
+ Cách lập thí nghiệm và hệ thống các thao tác.
+ Báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Tổ chức học sinh thành nhóm. Dặn dò các yêu cầu cần thiết.
- Theo dõi và hướng dẫn cho học sinh thực hành.
- Nhận xét buổi thí nghiệm và đánh giá kết quả.
- Có ý nghĩa rất lớn trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học. GV cần xác định rõ nội dung và phương pháp thực hiện giờ thực hành sao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép, cơ sở vật chất và thiết bi dạy học có liên quan.
* Quy trình tổ chức tiết thực hành: khi tiến hành bài thực hành, GV cần chú ý tổ chức các hoạt động theo các bước sau:
- Hoạt động 1: chuẩn bị trước khi thực hành.
+ GV nêu mục đích giờ thực hành, phân chia nhóm và các dụng cụ, hóa chất cần cho bài thực hành.
+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài tường trình ở nhà của HS.
+ Tổ chức cho HS ôn tập các kiến thức có liên quan.
+ Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm, dự đoán hiện tượng. GV chỉnh lí, bổ sung những chú ý trong từng thí nghiệm.
88
- Hoạt động 2, 3… HS tiến hành các thí nghiệm.
+ Tổ chức cho các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng, ghi chép, giải thích hiện tượng.
+ GV theo dõi hoạt động của từng nhóm, uốn nắn những sai sót khi cần thiết.
HS bổ sung để hoàn thành bài tường trình thí nghiệm.
+ GV có thể nêu một số thí nghiệm đơn giản khác hoặc bài tập thực nghiệm để HS khắc sâu và vận dụng kiến thức.
- Hoạt động …. Cuối tiết thực hành.
+ Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và nhấn mạnh các kết luận, nhận xét được rút ra từ các thí nghiệm.
+ Các nhóm hoàn thành bài tường trình thí nghiệm và dọn dẹp vệ sinh phòng học.
Ví dụ: Sử dụng thí nghiệm của HS để tổ chức tìm hiểu tính axit- bazơ.
Phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li (Bài 6 – SGK 11 – CB, Bài 8 – SGK 11 – NC).
* Mục tiêu:
Biết được: Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Tác dụng của các dung dịch HCl, CH3COOH, NaOH, NH3 với chất chỉ thị màu.
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li: AgNO3 với NaCl, HCl với NaHCO3, CH3COOH với NaOH.
- Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên.
- Rèn kỹ năng quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét - Viết tường trình thí nghiệm
* Thí nghiệm:
1) HCl, CH3COOH, NaOH, NH3 với chất chỉ thị màu.
2) AgNO3 với NaCl, HCl với NaHCO3, CH3COOH với NaOH.
89
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Tìm hiểu tính axit- bazơ
Nêu cách tiến hành?
GV lưu ý: Quan sát HS làm thí nghiệm, nhắc nhở HS làm thí nghiệm vói lượng hóa chất nhỏ, không để cho hóa chất dây vào quần áo.
- Hướng dẫn so màu với giấy chỉ thị pH chuẩn với các sắc độ đậm nhạt khác nhau tùy theo độ mạnh của lực axit hay lực bazơ. Yêu cầu HS giải thích sự thay đổi màu.
- Lấy một mẩu giấy chỉ thị pH đạt lên mặt kính đồng hồ. Dùng ống nhỏ giọt (hoặc đũa thủy tinh) lấy một giọt dung dịch HCl 0,10M nhỏ vào mẩu giấy chỉ thị pH, quan sát sự thay đổi màu của giấy chỉ thị pH. So sánh với mẫu màu chuẩn để biết pH của dd.
Làm các thí nghiệm tương tự như trên với các dd CH3COOH 0,10M;
NaOH 0,10M; NH3 0,10M. Quan sát sự đổi màu của giấy chỉ thị pH trong từng trường hợp, giải thích.
Hiện tượng:
+ Dd HCl quỳ chuyển sang đỏ sẫm.
+ Dd CH3COOH quỳ chuyển sang màu hồng đỏ.
+ Dd NaOH quỳ chuyển sang xanh đậm.
+ Dd NH3 quỳ chuyển xanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li - Nêu cách tiến hành?
a. b.
a. Cho khoảng 2ml dd Na2CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2ml dd CaCl2 đặc.
b. Hòa tan kết tủa thu được ở thí nghiệm (a) bằng dd HCl loãng.
c. Một ống nghiệm đựng khoảng 2ml dd NaOH loãng. Nhỏ vào đó vài giọt dd phenolphtalein. Nhỏ từ từ dd HCl
90
c.
GV lưu ý: Quan sát HS làm thí nghiệm, uốn nắn để rèn luyện cho HS thao tác làm việc với hóa chất lỏng bằng ống nhỏ giọt, làm sao có thể điều chỉnh cho từng giọt hóa chất lỏng vào ống nghiệm.
- Giải thích bằng PTHH dạng phân tử và ion.
loãng vào ống nghiệm trên, vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi mất màu.
Hiện tượng :
a. Có kết tủa trắng tạo thành.
Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl
b. Kết tủa tan ra, đồng thời có các bọt khí không màu thoát ra khỏi dung dịch.
CaCO3 + HCl CaCl2 + CO2 + H2O
c. Lúc đầu thấy dung dịch chuyển sang màu đỏ hồng. Sau đó mất màu. Đó là do đã có phản ứng trung hòa NaOH bằng HCl, mà phenolphtalein không đổi màu trong môi trường trung tính hoặc axit.