Thuận lợi và thời cơ hàng dệt may Việt nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng dệt may trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần dệt 10/10 trong điều kiện hội nhập (Trang 41 - 42)

II Thực trạng về thị trờng dệt may Việt nam

2.5Thuận lợi và thời cơ hàng dệt may Việt nam

- Việt Nam có đội ngũ lao động dồi dào, trình độ văn hoá khá, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại; giá nhân công lại rẻ. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu hang dệt may vừa đảm bảo chất lợng, vừa cạnh tranh đợc với các sản phẩm dệt may đến từ các cờng quốc nh Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan, ấn Độ.. . Giá lao động Việt Nam là 0,16 - 0,35 USD/1h so với 0,32 USD/1h của Indonexia; 0,37 USD/1h của Pakistan; 0,7 USD/1h của Trung Quốc; 1,18 USD của Thái Lan; 3,16 USD/1h của Singapo.

- Quyết định 55/2001/TTg-QD 23/4/2001 của Thủ tớng chính phủ về đầu t tăng tốc ngành dệt may Việt Nam từ 2001-2010. Theo đó, Chính phủ đã ban hành những quy định, quy chế và hợp tác kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu t vào ngành công nghiệp dệt may. Đồng thời có những chính sách u đãi cho doanh nghiệp Việt Nam về đổi mới trang thiết bị , đầu t dây truyền công nghệ tiên tiến, áp dụng thành tựu hiện đại của thế giới. Yếu tố thuận lợi này giúp cho các doanh nghiệp dệt may nâng cao sức cạnh tranh khi bớc vào hội nhập kinh tế quốc tế.

- Liên minh châu Âu (EU) mở rộng từ 15 nớc lên 25 nớc thành viên (1/5/2004) đã tạo ra một cơ hội lớn cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.

Doanh nghiệp xuất khẩu giờ đây đợc tiếp cận với một thị trờng tiêu dùng quy mô lớn với 455 triệu ngời. EU mở rộng có tầng lớp giàu nghèo đa dạng hơn nên nhu cầu tiêu dùng phong phú hơn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng dệt may Việt Nam. Hơn nữa, trong số 10 nớc mới gia nhập EU phần lớn là các nớc xã hội chủ nghĩa - thành viên hội đồng tơng trợ kinh tế trớc kia, đã có quan hệ truyền thống rất lâu đời với Việt Nam. Ngay từ đầu những năm 1950, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với các nớc Trung-Đông Âu và năm 1956 đã ký hiệp định hợp tác thơng mại với hầu hết các nớc này. Dù thời gian gần đây quan hệ của Việt Nam với khu vực này không phát triển, nhng vẫn còn ít nhiều ấn tợng Việt Nam đọng lại nơi đây.

- Ngày 13/12/2004 Việt Nam và EU đã đạt đợc thoả thuận, theo đó EU đồng ý dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị tr- ờng EU bắt đầu từ 1/1/2005. Đây là thời cơ lớn để các doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị trờng đầy tiềm năng và có sức mua rất lớn này. Các doanh nghiệp sẽ không phải thụ động chờ quota mà cạnh tranh cởi mở, sòng phẳng. Họ sẽ tập trung chuyên môn hoá cho những đơn đặt hàng lớn ổn định.

- Quá trình đàm phán để gia nhập tổ chức thơng mại thế giới (WTO) của Việt Nam tơng đối thuận lợi và đã đi đến giai đoạn cuối. Nếu nh không gặp phải khó khăn nào khác, Việt Nam sẽ chính thức gian nhập WTO vào cuối năm 2005. Trở thành thành viên của WTO sẽ tạo ra một thuận lợi, thời cơ lớn đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng. Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ đợc hởng những mức thuế u đãi, đợc hởng đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT) trong các vấn đề nh chống bán phá giá hay biện pháp tự vệ...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng dệt may trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần dệt 10/10 trong điều kiện hội nhập (Trang 41 - 42)