Khó khăn và thách thức:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng dệt may trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần dệt 10/10 trong điều kiện hội nhập (Trang 42 - 44)

II Thực trạng về thị trờng dệt may Việt nam

2.6Khó khăn và thách thức:

Mặc dù có rất nhiều thuận lợi và thời cơ nh trên nhng doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn thách thức đến từ chính điều kiện nội tại của Việt Nam và từ quá trình hội nhập.

- Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế tự do hoá thơng mại, các yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp phải tìm nhiều cách để thiết lập và giữ vững thị phần. Trong khi đó ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay còn đang ở mức thấp so với các nớc trong khu vực và trên thế giới về nhiều mặt: số lợng thiết bị máy móc, trình độ công nghệ, kỹ năng

quản lý. Cùng với đó, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn hấp dẫn khi yêu cầu về kỹ thuật lành nghề tăng lên.

- Chúng ta cha chủ động đợc nguồn nguyên liệu, cụ thể là cha có đợc nhiều vùng trồng bông nguyên liệu (năm 2000 mới có 37.000 ha), vùng trồng dâu tơ tằm (năm 2000 mới có 25.000 ha). Trong khi đó, thị trờng hoạt động của doanh nghiệp đợc mở rộng ra phạm vi toàn cầu nên nhu cầu về nguyên liệu để sản xuất sản phẩm dệt may ngày càng tăng lên. Đây là khó khăn rất lớn cho chúng ta, hơn nữa để mở rộng vùng trồng nguyên liệu thì cũng cần phải có một thời gian khá dài. Hiện nay, phần lớn nguyên phụ liệu cho may xuất khẩu còn phải nhập khẩu, tỷ lệ gia công cho nớc ngoài cao (chiếm 70% tổng số hàng dệt may xuất khẩu của ta) dẫn đến giá trị gia tăng lợi nhuận thu về quá thấp cha tơng xứng với tiềm năng.

- Công tác thiết kế mẫu còn yếu mặc dù nớc ta có đội ngũ nhà thiết kế trẻ, tài năng nhng mẫu thiết kế cha đi vào cuộc sống chủ yếu còn mang nặng tính trình diễn. Còn thời trang hàng ngày phần lớn đợc su tầm từ các catalogue nớc ngoài. Các doanh nghiệp cha xây dựng đợc thơng hiệu mang nét đặc trng và đạt tầm cỡ quốc tế. Đó là nguyên nhân khiến hàng dệt may Việt Nam cha thể tự chủ để phát triển và hội nhập một cách hiệu quả.

- Việt Nam và EU đã đạt đợc thoả thuận về việc EU sẽ xoá bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam từ 1/1/2005. Đây là cơ hội song cũng chính là thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Các công ty ở thị trờng EU sẽ đặt hàng với doanh nghiệp nớc ngoài không phải vì quota nh trớc mà họ sẽ tìm kiếm đối tác có để đáp ứng đợc nhu cầu một đơn hàng lớn. Do đó, để có đợc đơn đặt hàng của các công ty EU, doanh nghiệp Việt Nam phải đủ khả năng để sản xuất ra một lợng hàng lớn và có chất lợng cao. Điều này trở thành một vấn đề khó khăn khi mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thuộc loại hình vừa và nhỏ, khả năng tài chính hạn chế. Các doanh nghiệp Nhà nớc mặc dù có số vốn lớn hơn và thuận lợi hơn khi vay ngân hàng nhng lại thiếu một trình độ quản lý hiện đại nên hoạt động kinh doanh còn kém hiệu quả. Hơn nữa, đối thủ cạnh tranh với chúng ta là các doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, Thái Lan.. . thì ngày càng phát triển do họ có nguồn lao động dồi dào, nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú mang lại từ nhà đầu t nguyên phụ liệu trong nớc.

- Cùng với việc EU bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam thì ngợc lại Việt Nam cũng phải mở cửa thị trờng và giảm thuế nhập khẩu để tạo điều kiện cho hàng dệt may sản xuất ở các nớc thuộc EU xuất khẩu vào Việt Nam và dành

cho doanh nghiệp EU những u đãi nh dành cho doanh nghiệp Mỹ đợc quy định trong hiệp định thơng mại Việt - Mỹ.

- Một khó khăn nữa cũng phải đợc đề cập đến đó là: doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp t nhân do hạn chế về khả năng tài chính nên không thể tổ chức thờng xuyên các đợt khảo sát thị trờng để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Các doanh nghiệp này cũng gặp khó khăn trong việc hiểu biết về chính sách xuất nhập khẩu của các thị trờng - - EU xoá bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam thì đồng thời cũng phải

bỏ hạn ngạch cho các nớc thành viên của WTO theo hiệp định hàng dệt may (ATC). Khi đó cạnh tranh lại càng trở lên gay gắt hơn. Đây là thách thức cho Việt Nam khi mà sức cạnh tranh của ngành dệt may còn thấp. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là hầu hết các loại chi phí cho một đơn vị sản phẩm đều cao hơn từ 15-20% nên giá thành cao không thể cạnh tranh đợc với hàng của Trung Quốc, Pakistan, Băngladesh.. Năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam nói chung chỉ bằng 2/3 so với bình quân các nớc ASEAN. Chi phí nguyên vật liệu cao do công nghệ lạc hậu, mức tiêu hao lớn.

- Mặc dù không bị áp dụng hạn ngạch nhng thị trờng dệ may vẫn là thị tr- ờng bảo hộ rất nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lợng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trờng và lao động..

- Giao lu thơng mại của Việt Nam với khu vực CEEC 10 bấy lâu nay bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện của cả hai phía. Khi là thành viên chính thức của EU, những nớc này buộc phải thực hiện theo cơ chế và chính sách thơng mại của EU, vì vậy những hình thức buôn bán tiểu ngạch sẽ không thể tồn tại. Thêm nữa, khi gia nhập EU, toàn bộ những cam kết song ph- ơng giữa Việt Nam với những nớc này sẽ bị huỷ bỏ, sẽ gây rất nhiều lúng túng cho những doanh nghiệp dệt may Việt Nam bấy lâu nay chỉ quen quan hệ với khu vực này mà cha có kinh nghiệm và hiểu biết về luật lệ của EU.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng dệt may trên thị trường nội địa của Công ty cổ phần dệt 10/10 trong điều kiện hội nhập (Trang 42 - 44)