III- Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10/10.
3.1. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 trong 3 năm (2002-2004).
Trớc khi đi vào phân tích tình hình hoạt động tiêu thụ hàng hoá của Công ty, ta sẽ tiến hành phân tích khái quát một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đã đạt đợc trong vài năm gần đây (2001-2003). Qua đó, giúp ta có đợc cái nhìn tổng thể về quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Về doanh thu: Tổng doanh thu năm 2003 đạt 72.913 triệu đồng giảm 7,47% so với năm 2002 với số tiền là 5.887 triệu đồng. Tổng doanh thu năm 2004đạt 111.200 triệu đồng tăng 52,51% so với năm 2003 với số tiền 38.287 triệu đồng.
- Tổng doanh thu năm 2003 so với năm 2002 giảm xuống là do doanh thu (chủ yếu) từ xuất khẩu của Công ty năm 2003 chỉ đạt 2.978,5 nghìn USD, giảm 9,465% so với năm 2002 với số tiền là 311,4 nghìn USD. Nguyên nhân chính là do sự biến động tăng giá của các nguyên liệu đầu vào mà Công ty phải nhập khẩu, trong khi nhu cầu thị trờng về sản phẩm của Công ty giảm sút, đặc biệt là sự thay đổi nhu cầu thị trờng thế giới đã ảnh hởng không nhỏ tới khối lợng hàng xuất khẩu của Công ty.
- Tổng doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng lên là do doanh thu từ xuất khẩu của Công ty năm 2004 tăng nhanh 99,33% so với năm 2003với số tiền là 2.958,6 nghìn USD. Nguyên nhân chính là do chiến tranh, thiên tai và sự thay đổi của khí hậu đã làm cho nhu cầu thị trờng thế giới về sản phẩm của Công ty tăng đột biến. Thêm vào đó là Công ty đã thành công trong việc thâm nhập vào thị trờng Châu Phi đầy tiềm năng.
* Về chi phí: Tổng chi phí năm 2003 là 11.928,9 triệu đồng, giảm 42,44% so với năm 2002 với số tiền là 8.794 triệu đồng. Tổng chi phí năm 2004 là 13.904,7 triệu đồng, tăng 16,56% so với năm 2003 với số tiền là 1.975,8 triệu đồng.
- Tổng chi phí năm 2003 so với năm 2002 giảm là do chi phí bán hàng năm 2003 giảm 54,07% so với năm 2002 với số tiền là 7.277 triệu đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2003 giảm 20,88% so với năm 2002 với số tiền là 1.517,1 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2003, nhu cầu về sản phẩm của Công ty giảm sút và giá cả các nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, nên Công ty đã chủ động cắt giảm sản lợng tiêu thụ và tiết kiệm chi phí.
- Tổng chi phí năm 2004 so với năm 2003 tăng là do chi phí bán hàng năm 2004 tăng 21,91% so với năm 2003 với số tiền là 1.354,3 triệu đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2004 tăng 10,813% so với năm 2003 với số tiền là 621,5 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2004, việc đàm phán thành công một số hợp đồng xuất khẩu với số lợng lớn sang các nớc Tây Âu và Châu Phi đã làm Công ty tốn kém không ít các chi phí giao dịch. Hơn nữa, khối
lợng bán ra tăng cũng đòi hỏi Công ty phải có sự đầu t đổi mới một số thiết bị, tăng cờng lao động phục vụ cho công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
* Về lợi nhuận: Tổng lợi nhuận trớc thuế năm 2003 đạt 2.986 triệu đồng, tăng 16,96% so với năm 2002với số tiền là 433 triệu đồng, làm cho Thuế thu nhập phải nộp năm 2003 tăng 16,95% với số tiền là 54,1 triệu đồng, dẫn tới lợi nhuận sau thuế năm 2003 đạt 2.612,8 triệu đồng, tăng 16,96% với số tiền là 378,9 triệu đồng so với năm 2002. Năm 2004, tổng lợi nhuận trớc thuế đạt 3.398,9 triệu đồng, tăng 13,83% so với năm 2003 với số tiền là 412,9 triệu đồng làm cho thuế thu nhập phải nộp năm 2004 tăng 13,83% với số tiền là 51,6 triệu đồng, dẫn tới lợi nhuận sau thuế năm 2004 đạt 2.974,1 triệu đồng, tăng 13,83% với số tiền là 361,3 triệu đồng.
- Tổng lợi nhuận trớc thuế năm 2003 tăng so với năm 2002 là do lợi nhuận từ kinh doanh năm 2003 tăng 5,33% so với năm 2002 với số tiềnlà 131 triệu đồng và lợi nhuận bất thờng năm 2003 tăng 317,9% so với năm 2002với số tiền là 302 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng về lợi nhuận là do Công ty đã thực hiện có hiệu quả chính sách tổ chức và quản lý tiết kiệm chi phí, thêm vào đó là các khoản phải thu của khách hàng đợc thực hiện.
- Tổng lợi nhuận trớc thuế năm 2004vẫn tăng so với năm 2003, mặc dù lợi nhuận từ kinh doanh năm 2004 giảm 27,37% so với năm 2003 với số tiền là 708,7 triệu đồng, nhng lợi nhuận bất thờng năm 2004 tăng đột biến 282,5% so với năm 2003 với số tiền là 1.121,6 triệu đồng, nên đã làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên. Nguyên nhân chính là do trong năm 2004, hầu hết các hợp đồng trớc đây đã xuất khẩu có giá trị lớn của Công ty đợc thanh toán, bên cạnh đó là các khoản phải thu khó đòi đợc thực hiện và các khoản thuế GTGT phát sinh đã đợc hoàn lại.
* Tổng nộp ngân sách: Năm sau luôn tăng cao hơn năm trớc. Năm 2003, tổng nộp ngân sách của Công ty đạt 1.774 triệu đồng, tăng 0,795% so với năm 2002với số tiền là 14 triệu đồng. Năm 2004đạt 3.530 triệu đồng, tăng 98,98% so với năm 2003 với số tiền là 1.756 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đợc giao với Nh nà ớc.
* Lợi tức chia cho cổ đông: Không ngừng tăng lên trong vài năm gần đây. Năm 2003, tỷ lệ lợi tức chia cho cổ đông đạt 1,5%/tháng tăng 20% so với năm 2002. Năm 2004, tỷ lệ lợi tức chia cho cổ đông đạt 1,875%/tháng tăng 25% so
với năm 2003. Điều này cho thấy Công ty đang kinh doanh có hiệu quả và ngày càng tạo đợc niềm tin cho ngời đầu t.
* Thu nhập bình quân ngời lao động: Năm 2003, thu nhập bình quân 1 ngời/tháng đạt 1,355 triệu đồng, tăng 7,37% so với năm 2002 với số tiền là 0,093 triệu đồng. Năm 2003, thu nhập bình quân 1 ngời/tháng đạt 1,630 triệu đồng tăn 20,3% với số tiền là 0,275 triệu đồng. Nh vậy, ta thấy thu nhập bình quân của ngời lao động không ngừng tăng lên qua các năm, năm sau cao hơn năm trớc. Chứng tỏ đời sống vật chất và tinh thần của ngời lao động ngày càng đợc cải thiện, tạo điều kiện cho ngời lao động hăng say làm việc, từ đó nâng cao năng suất lao động.
Nhận xét: Nh vậy, từ các số liệu đã phân tích ở trên ta thấy trong những năm qua (2002-2004) Công ty Cổ phần Dệt 10/10 đã đạt đợc những kết quả kinh doanh đáng khích lệ, thể hiện ở mức lợi nhuận tăng lên không ngừng, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nh nà ớc, tạo niềm tin đối với ngời lao động bằng việc tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho họ. Điều này đã chứng tỏ sự năng động và nỗ lực của ban lãnh đạo cũng nh toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục đó là: doanh thu của Công ty phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu, trong khi thị trờng nội địa đặc biệt là các khu vực thị trờng từ miền Trung vào đến miền Nam là những thị trờng rất tiềm năng nhng vẫn cha đ- ợc khai thác triệt để. Do đó, Công ty cần chú trọng hơn nữa công tác nghiên cứu thị trờng. Tổng lợi nhuận năm sau tăng cao hơn năm trớc, nhng lợi nhuận kinh doanh lại tăng chậm hơn so với năm trớc và không ổn định. Hơn nữa, việc phải nhập khẩu hầu nh hoàn toàn các nguyên liệu đầu vào đã làm Công ty gặp nhiều khó khăn trong sản xuất mỗi khi thị trờng thế giới có sự biến động xấu gây ảnh hởng không tốt đến việc hoạch định giá cả đầu ra và làm tăng chi phí của Công ty. Để khắc phục vấn đề này, các nhà quản trị cần chú trọng hơn nữa vào việc hoạch định đầu vào, dự đoán và phân tích xu hớng biến động của thị trờng thế giới để đề ra chiến lợc mua vào và dự trữ hợp lý nhằm giảm thiểu những tổn thất trong sản xuất và kinh doanh của Công ty, bên cạnh đó Công ty nên tập trung khai thác một số nguyên liệu đầu vào có khả năng thay thế ở trong nớc, vừa tiết kiệm chi phí đầu vào lại vừa giúp Công ty chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, ngoài những hạn chế cần đợc khắc phục ở trên thì qua phân tích ta có thể đáh giá kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua là tốt. Để tiếp tục nâng cao đợc kết quả này đòi hỏi ban lãnh đạo cũng nh toàn thể các cán bộ công nhân viên trong Công ty phải phát huy các điểm mạnh và khắc phục những tồn tại trong công tác tiêu thụ để đạt kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn trong những năm tới.