Những kiến nghị cụ thể

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 70 - 98)

Xây dng mô hình qun lý d tr ngoi hi thích hp:

Cần xây dựng quy trình quản lý dự trữ ngoại hối khoa học theo thông lệ quốc tế: Quản lý dự trữ ngoại hối cần được thực hiện đầy đủ theo các bước sau: (i) Xây dựng chính sách, chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối; (ii) Xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức và cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối; (iii) Xây dựng kế hoạch đầu tư dự trữ ngoại hối và thực hiện đầu tư; (iv) Thanh toán, kế toán và báo cáo; (v) Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro; (vi) Phân tích, đánh giá quá trình thực hiện.

Áp dụng phương pháp, kỹ thuật quản lý hiện đại trong việc đầu tư dự trữ ngoại hối để có được cơ cấu dự trữ ngoại hối hợp lý những vẫn tối đa hoá mức sinh lời trong vùng rủi ro cho phép.Tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản của quản lý dự trữ theo thứ tự ưu tiên: An toàn (security), Thanh khoản (Liquidity) và Có lợi nhuận.

Quản lý rủi ro và áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro:

Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát nội bộ ngân hàng Nhà nước và hoàn thiện chế độ hạch toán, kế toán:

Công tác đào tạo cán bộ quản lý:

Thành lập đơn vị chuyên trách quản lý dự trữ ngoại hối

Công khai khóa số liệu dự trữ quốc tế để tăng tính minh bạch trong quản lý dự trữ ngoại hối, tạo lập niềm tin của dân chúng vào việc ổn định tỷ giá và tăng cường việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Gia tăng dự tr ngoi hi:

Giảm áp lực lên Dự trữ ngoại hối: Từ mô hình Buffer Stock cho ta thấy, để giảm áp lực

lên dự trữ ngoại hối thì điều chúng ta có thể làm đó là giảm độ bất ổn xuất khẩu và độ bất ổn tỷ giá. Về tỷ giả thì NHNN phải có một chính sách điều chỉnh tỷ giá thích hợp, không để cho những biến động ngoài mức mong đợi xảy ra, thậm chì là biến động giai đoạn cũng gay khó khăn lên dự trữ ngoại hối. Về xuất khẩu, Có chính sách khuyến khích xuất khẩu với các thành phần kinh tế, và hạn chế tối đa những biến động lớn trong giá trị xuất khẩu, hay có thể nói là cần có phương pháp và biện pháp giới hạn trong khả năng chấp nhận được của những biến động đó.

Cân bằng xuất nhập khẩu: Có thể nói Tài khoản vãng lại thâm hụt trong giai đoạn vừa qua đã không đóng góp được nhiều vào nguồn dự trữ ngoại hối. Do vậy, chúng ta phải có chính sách thích hợp trong việc giảm tỷ trọng nhập khẩu và tăng tỷ trọng nhập khẩu, từ đó với nguồn thu ngoại tệ có thể đóng góp vào nguồn dự trữ của quốc gia.

Tăng cường thu hút FDI và FPI: Trong thời gian qua thặng dư trong tài khoản vốn chính là nhân tố chính đóng góp vào lượng DTNH với sự gia tăng cao của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cho nên trong giai đoạn sắp tới, đi đôi với việc cải thiện cán cân tài khoản

vãng lai thì phải tiếp tục có những biện pháp thu hút FDI, nguồn vốn quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta thu hút một cách không có tổ chức, mà điều quan trọng hơn hết chính là thu hút và quản lý được chúng, không để có những luồng vốn đảo chiều ngoài mong đợi, khi đó sẽ có những hậu quả sẽ rất lớn. Do đó, cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, giảm thiểu thời gian, chi phí, những phiền hà về thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư. Kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp và các giải pháp kịp thời để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn, lao động, công nghệ …

Kiểm soát lượng kiều hối: tăng cường hút lượng kiều hối, và có những chính sách để kiểm soát chặt chẽ chúng. Có thể nghiêm cấm các dịch vụ kiều hối khôgn qua ngân hàng, người thụ hưởng kiều hối không được lĩnh kiều hối bằng ngoại tệ tiền mặt và phải bán toàn bộ cho ngân hàng lấy tiền mặt theo tỷ giá bán, Người thụ hưởng kiều hối khi có yêu cầu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài được quyền mua ngoại tệ theo tỷ giá mua, rồi thực hiện chuyển qua ngân hàng.

Thu hút lượng ngoại tệ trong nhân dân: Theo ngân hàng thế giới đánh giá, Việt Nam còn

một lượng lớn ngoại tệ nằm trong tay nhân dân, có nghĩa là NHTW không thể quản lý và đó không thể coi là nguồn dự trữ ngoại hối chính thức của nhà nước. Do đó, điều cần làm là làm sao thu hút được lượng ngoại tệ này để bổ sung cho nguồn dự trữ.

Tăng cường đầu tư sinh lời:

Động lực của việc dự trữ ngoại hối của các nước là để can thiệp tỷ giá khi cần thiết, đáp ứng thanh khoản về thanh toán quốc tế và để trả nợ khi cần thiết nên việc đầu tư dự trữ phải đảm bảo tính thanh khoản là hàng đầu để đáp ứng mục tiêu ổn định tiền tệ. Sau đó với qui mô dự trữ ngày càng tăng, NHTW cũng phải đa dạng hóa công cụ đầu tư để sinh lời ở mức cao hơn. Từ kinh nghiệm của các nước điển hình trên thế giới, Việt nam với qui mô dự trữ hiện tại chưa phải là quá mức nhưng cũng có tống độ tăng trưởng mạnh trong mấy năm gần đây cũng cần có một số đổi mới trong công tác quản lý dự trữ ngoại hối theo hướng nâng cao hiệu quả đầu tư dự trữ ngoại hối thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu đồng tiền hợp lý hơn theo thông lệ quốc tế, tăng cường công tác quản lý rủi ro.

Thời gian qua, tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu Mỹ của Việt Nam là khá lớn, nhưng dự trữ quá nhiều trên một đồng tiền trên một đồng tiền cũng mang đến sự bất ổn. Chúng ta cần đa dạng hoá rổ tiền tệ để giảm thiểu rủi ro trong DTNH vì:

Thứ nhất: Cán cân thanh toán của Mỹ thâm hụt quá lớn, thâm hụt ngân sách ngày càng

của Mỹ (Theo số liệu 3/2010, tổng nợ quốc gia Mỹ là 12,500 tỷ USD33 và tháng 12/2009 Trung Quốc đã lần đầu tiên bán trái phiếu kho bạc Mỹ trong hơn 15 tháng).

Thứ hai: Với vị thế của một ngoại tệ mạnh, USD có mặt trong hầu hết các giao dịch trên toàn cầu và kho DTNH các nước. Điều này làm cho USD trở nên dễ tổn thương vì nhiều đối tượng có thể tác động vào nó, nhất là các quốc gia hay các tổ chức tài chính lớn.

Thứ ba: Một số quốc gia chủ động thay thế USD bằng những đồng tiền khác để giảm sự

ảnh hưởng của biến động trong kinh tế chính trị Mỹ đến quốc gia mình, tạo nên sự cân bằng cho thế giới.

Hướng đi tới l trình c th

Về điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối, NHNN cũng cần lập chương trình với lộ trình tích cực nhất, từng bước triệt để chống USD hoá và cả chống “vàng hóa”. Để hậu thuẫn cho chương trình nói trên, Chính phủ nên chỉ đạo các bộ chức năng có cơ chế giám sát, kể cả cơ chế cưỡng chế chặt chẽ để kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ trong thanh toán, lưu thông hàng hóa, dịch vụ nội địa; trong tín dụng ngoại tệ và trong việc xuất, nhập khẩu và buôn bán vàng thanh toán, vàng trên tài khoản, vàng thỏi trên thị trường vàng.

Riêng về cơ chế điều hành lãi suất trong thời gian này, nên là: nhanh chóng tự do hóa hoàn toàn lãi suất tín dụng ở đầu ra, tiếp tục khống chế lãi suất huy động ở đầu vào thêm một thời gian đủ ngắn nữa, nhưng theo cơ chế “trần mềm” kết hợp với sử dụng tài lực thực có của NHNN trong việc hỗ trợ thanh khoản cho NHTM gặp khó khăn trong ngắn hạn.

Về tỷ giá, nên sớm gắn việc điều hành tỷ giá trong khuôn khổ của chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước, theo đó, thực hiện chương trình chống USD hóa (chống ngoại tệ hóa nói chung), giảm dần, tiến tới giảm triệt để tín dụng ngoại tệ trong nước, sớm thống nhất một loại tỷ giá, khuyến khích phát triển thị trường ngoại tệ đa dạng, đa phương thức và điều hành tỷ giá theo nguyên tắc thả nổi, có kiểm soát, tiến tới thả nổi có điều kiện: không còn ngoại tệ hóa nền kinh tế. Như vậy, việc điều hành chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá cần sớm dựa vào nghiệp vụ NHTW để thay dần việc liên tục ban hành các chính sách.

Hội nhập và khủng hoảng sẽ có rất nhiều thuận lợi giúp chúng ta phát triển kinh tế và đi đôi với đó là những khó khăn rất lớn, vai trò của dự trữ ngoại hối đã được khẳng định, tuy nhiên chũng ta cần phải có những biện pháp kết hợp để làm sao phát huy tốt vai trò của mỗi thành phần. Việt Nam vừa trải qua giai đoạn khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong giai đoạn khó khăn như vậy, chúng ta cần tỉnh táo và và chủ động trong việc thực hiện các biện pháp kích thích, cũng như xây dựng các chiến lược phát triển một cách phù hợp để giúp chúng ta thoát khỏi khủng hoảng thật nhanh và giữ vững được tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị.

33 IMF cảnh báo tình trạng nợ nần ở các nước giàu,

THAY LỜI KẾT

Mặc dù chịu những tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, cùng với những nhược điểm mang tính nội tại, kinh tế Việt Nam năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 vẫn có nhiều biến chuyển tích cực, và đạt được những thành tích rất đáng khích lệ. Điều đó cũng cho thấy, mức độ hội nhập vào kinh tế thế giới đã có bước nhảy vọt so với những năm trước đây. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để giải quyết hậu quả do khủng hoảng tài chính mang lại, đồng thời cần có những biện pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn. Năm 2008, với đỉnh cao là cuộc khủng hoảng tài chính, là cột mốc đáng nhớ đối với chúng ta kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nó như là một chướng ngại vật thử thách nền kinh tế trước khi có những bước hội nhập sâu hơn. Trong bối cảnh đó, nguồn dữ trữ ngoại hối sẽ là một trong những thước đo mạnh nhất, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, cả yếu tố trong nước và ngoài nước. Giải quyết được những vấn đề trên sẽ là tiền đề rất tốt cho chúng ta thoát khỏi khủng hoảng, tạo được một “tấm đệm giảm sốc” vững chắc và có những bước phát triển mạnh mẽ sau này. Những nghiên cứu của tác giả về các nhân tố tác động, cũng như xem xét các ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ đó xây dựng mô hình xác định mức dự trữ hợp lý là nhằm mục đích cung cấp những cơ sở để đưa ra một số đề xuất hướng tới cải thiện nguồn dự trữ của Việt Nam nói riêng và thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước nói chung. Những chính sách phù hợp sẽ là những liều thuốc công hiệu để giải quyết các khó khăn trong nền kinh tế có nhiều rủi ro và bất ổn như hiện nay, nhất là sau cuộc khủng hoảng được đánh giá lớn nhất trong lịch sử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Andrews, Edmund L. Greenspan concedes error on regulation. New York Times 24/12/2008

Akash Gupta and Rahul Agarwal, How should emerging economies manage their foreign exchange reserves?

Atish Ghosh, Manuela Goretti, Bikas Joshi, Uma Ramakrishnan, Alun Thomas, and Juan Zalduendo, Capital Inflows and Balance of Payment Pressure – tailoring policy responses

in emerging ecomonies, IMF Policy Discussion Paper, 2008

Bo Yu, Xiaojing Zhang, Yuanyuan -School of Management, Harbin Yang Institute of Technology, Analysis of the Causes of China's Foreign Exchange Reserves Increase, 2007 Charles Wyplosz, The Foreign Exchange Reserves Buildup – Business as usual?, (Paper prepared for the Workshop on Debt, Finance and Emerging Issues in Financial Integration to be held on 6-7 March 2007 at the Commonwealth Secretariat in London)

Charles Wyplosz, The Foreign Exchange Reserves Buildup: Business as Usual?, 2007 Chistopher Mun-Yin Seek, China's Foreign Exchange Reserves: Balancing Consumption with Investments in Treasury Bonds and Sovereign Funds, 1999

Christian Noyer, Foreign Reseves Accumulation: Some systemic Implications, Banque de France, 2007.

Christopher J. Neely, Are Changes in Foreign Echange Reserves Well Correlated with Official Intervention?, 2000

Christopher J. Neely, Are Changes in Foreign Exchange Reserves Well Correlated with Official Intervention?, 2009.

Cox, Christopher. Swapping secrecy for transparency. New York Times, Week in Review 19/12/2008

Dani Rodrik - Harvard University, The social cost of foreign exchange reserves, 2005 Dr. Marion v. Williams, foreign exchange reserves: how much is enough?, 2007

Dr. N. K. Dashora* Ms Payal Sachdeva, Foreign Exchange Reserve- How Much Is Sufficient, 2008.

Duhigg, Charles (2008, October 5). Pressured to take more risk, Fannie reached a tipping

Duan Penga and Claustre Bajona 2007: China's vulnerability to currency crisis: A KLR signals approach

Goodman, Peter S. và Morgenson, WaMu built empire on shaky loans. New York Times 28/12/2008

Haukur C. Benediktsson and Sturla Pálsson, Central bank foreign reserves, 2005

Hon Cheung, Regional Director - Asia, Official Institutions Group, China’s Foreign

Exchange Reserve Allocation, 2005

International Monetary Fund, Balance of Payments Manual, 2005

International Relations Committee Task Force, The Accumulation of foreign reserves, 2006 J. onno de beaufort Wijnholds and Arend Kapteyn: Reserve Adequacy in Emerging Market Economies

Kalpana Kochhar, Tessa van der Willigen, Carlos Braga and Vikram Nehru, Vietnam: Joint IMF/World Bank Debt Sustainability Analysis 2008, 2008.

Labaton, Agency’s ’04 rule let banks pile up new debt and risk, New York Times, 03/12/2008

Marc-André Gosselin and Nicolas Parent, An Empirical Analysis of Foreign Exchange Reserves in Emerging Asia, 2005

Marion V Williams, Foreign Exchange Reserve - How Much Is Enough, 2005 Martin Oluba N, How should we manage our foreign exchange reserves?, 2008

Mei-Yin Lin and Jue-Shyan Wang, Foreign Exchange Reserves and Infation: an Empirical Study of Five East Asian Economies

Mr. Christian Noyer, Foreign Reserve Accumulation: Some Systemic Implications, 2007 Morgenson, Gretchen. After huge losses, a move to reclaim executives’, 2009

Nocera, Joe (2008, December 20). How India avoided a crisis.

P. Wonnacott, The Canadian Dollar 1948-62, Toronto, 1965.

Ph.D Hershey H. Friedman and Ph.DLinda W. Friedman, The Global Financial Crisis of 2008: What Went Wrong?

Shin-ichi Fukuda and Yoshifumi Ko, Macroeconomic Impacts of Foreign Exchange

Sula, Ozan (Western Washington University), Demand for International Reserves: A

Quantile Regression Approach, 2008.

Taleb, Nassim N. (2007). The black swan: The impact of the highly improbable

Victor Polterovich, Vladimir Popov, Accumulation of Foreign Exchange Reserves and

Long-Term Growth, 2003

CÁC WEBSITE THAM KHẢO

Hội tư vấn thuế Việt Nam <http://www.vtca.vn> Website VnEconomy <http://vneconomy.vn> Ngân hàng Nhà nước Việt Nam <www.sbv.gov.vn> Quỹ tiền tệ quốc tế <www.imf.org>

Ngân hàng Phát triền Châu Á <www.adb.org> Bộ kế hoạch và đầu tư <www.mpi.gov.vn>

Báo Doanh nhân Sài Gòn < http://doanhnhansaigon.vn> Thời báo kinh tế Sài Gòn < http://www.thesaigontimes.vn> Báo khoa học phát triển < http://www.khoahocphattrien.com.vn> Báo www.vneconomist.net

Tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn

PHỤ LỤC 1: GIÁ TRỊ CÁC ĐỒNG TIỀN ĐƢỢC DỰ TRỮ TRÊN THẾ GIỚI Tỷ USD 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Thế giới 1,390 1,566 1,616 1,644 1,782 1,936 2,050 2,408 3,025 3,748 4,303 5,235 6,682 7,322 8,087 USD 610 760 829 889 980 1,080 1,122 1,205 1,466 1,751 1,903 2,171 2,642 2,699 2,838 GBP 22 33 33 34 40 42 42 51 62 89 102 145 193 169 194 Mark Đức 163 180 184 177 - - - - - - - - - - - Francs Pháp 24 23 18 21 - - - - - - - - - - - Yên Nhật 70 82 73 80 88 92 79 78 88 102 102 102 120 132 138 Francs Thuỵ Sỹ 3 4 4 4 3 4 4 7 5 4 4 6 6 6 5 Guilder Hà Lan 3 3 4 3 - - - - - - - - - - - ECUs 88 87 77 17 - - - - - - - - - - - Euro 0 0 0 0 247 278 301 427 559 659 684 832 1,082 1,112 1,250 Các đồng tiền

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 70 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)