Chính sách dự trữ ngoại hối: Vì sự lưu chuyển vốn ngày càng lớn trong quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam, chính sách về dự trữ ngoại hối cũng trở nên quan quan trọng hơn bao giờ hết. Với vai trò là một phòng tuyến bảo vệ, mức dự trữ ngoại hối tối ưu không chỉ gắn liền với việc nhập khẩu mà phải được xem xét trong mối tương quan với các dòng vốn chảy vào. Nhưnng dự trữ ngoại hối nền lớn hơn nếu tài khoản vãng lai đang thâm hụt lớn, nếu tỷ giá được cố định (do đó nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn), hoặc nếu nền kinh tế đã có xu hướng đi tới sự bất ổn trong quá khứ. Đó là bởi sự phụ thuộc vào hàng hóa và tính chu kỳ của các cú sốc thương mại. Bên cạnh đó, chắc chắn số lượng tối ưu của dự trữ ngoại hối cần phải xem xét trong mối quan hệ với chi phí cơ hội khi nắm giữ chúng. Đối với dự trữ ngoại hối, rất khó khăn để tính toán được khối lượng dự trữ cần thiết, nhưng với việc ứng dụng mô hình như trong các phần trên có thể gợi ý cho các nhà làm chính sách được phần nào. Nói như vậy, nhưng chúng ta cần tránh tình trạng những người làm luật,
bao gồm cả các viện tài chính quốc tế đều có khuynh hướng đánh giá thấp số lượng cần thiết để đối phó với các tổn thương bên ngoài, và mỗi khi mức độ dự trữ được nhận thấy là cao, sẽ có rất nhiều những sức ép lớn yêu cầu sử dụng chúng cho nhiều nhu cầu ngay lập tức, hơn là cho phép tích lũy, để chống lại các cuộc tấn công đầu cơ sau đó.
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ: Các chính sách đưa ra nên dựa trên nền tảng tổng cầu của nền kinh tế để tránh việc thừa thãi thái quá trong tín dụng nội địa và rút ngắn sự lệ thuộc vào tín dụng nước ngoài. Hiện này tỷ số cung tiền M2/GDP của Việt Nam gia tăng nhanh chóng, cho thấy chiều sâu tài chính đang gia tăng mạnh mẽ, điều này cũng đồng nghĩa với sự mỏng manh dễ đổ vỡ của hệ thống tài chính. Từ tiêu chuẩn W – K từ phần trình bày ở trên, thì mức dự trữ ngoại hối phải bao phủ được mức nợ ngắn hạn và phần điều chỉnh của M2, nếu như lượng M2 tăng lên nhanh chóng, điều này gây áp lực lên mức dự trữ ngoại hối hợp lý cho nền kinh tế, và lượng dự trữ này tăng không đủ và thỏa mãn được như tiêu chuẩn này đưa ra thì có thể tạo nền một điều không tốt và gia tăng rủi ro cho quốc gia. Do đó, từ nhìn nhận này có thể thấy rằng, Việt Nam cần có chính sách điều chỉnh lượng cung tiền cùng với tăng trưởng tín dụng quá nóng, điều này tuy sẽ là giảm sự mở rộng của nền kinh tế những nó giúp cho cán cân tài khoản vãng lai lại ngày càng lành mạnh hơn, đồng thời làm chậm quá trình tích tụ nợ nước ngoài ngắn hạn với tích tự dự trữ ngoại hối.
Chính sách tỷ giá hối đoái: Những quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn thường dựa
vào dòng vốn chảy vào để căn bằng cán cân đối ngoại của họ. Nếu các nhà đầu tư mất đi niềm tin vào giá trị tiền tệ thì dù thế nào việc đảo chiều của các dòng vốn là điều không thể tránh khỏi. Trong thời gian qua, NHTW thường dùng nguồn dự trữ ngoại hối để đảm bảo được tỷ giá phù hợp, tuy nhiên điều này làm giảm đi nguồn dự trữ ngoại hối của NHTW. Cho nên, điều quan trọng trong việc điều hành chính sách tỷ giá hiện này là cố gắng xây dựng được một chính sách thích hợp, từng bước ổn định tỷ giá để tránh làm tăng áp lực lên việc giảm nguồn dự trữ ngoại hối.
Sự tự do hóa tài khoản vốn: Việc tự do hóa tài khoản vốn giúp cho các tổ chức tài chính
có cơ hội tiếp cận với các khoản tiết kiệm nước ngoài giá rẻ, nhưng có thể gây tình trạng mất cân đối trong bảng cân đối tài sản có và nợ. Dòng lưu chuyển vốn tự do quá mức có thể là nguy hiểm nếu nền tảng nguyên tắc và chính sách giám sát yếu. Trong quá trình tự do hóa, DTNH đóng một vai trò hết sức quan trọng, như là một tấm đệm giảm sốc trước những thay đổi ngày càng tự do của luồng vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu tự do hóa quá nhanh các tài khoản vốn sẽ rất là sai lầm và phải chịu “cái giá phải trả” mà chúng ta chưa lường trước hết được. Cho dù lúc đó mức dự trữ ngoại hối có lớn bao nhiêu cũng sẽ phải cạn kiệt, và hệ lụy cho những thành phần khác là điều rất đáng sợ. Vì vậy, Việt Nam cần phải xây dựng một lộ trình tự do hóa các tài khoản vốn hợp lý phù hợp với từng giai đoạn cụa hệ thống tài chính.