Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khủng hoảng nợ Argentina, chỉ số DTNH/Nợ ngắn hạn được xem là một giá trị quan trọng dùng để đánh giá sức mạnh DTNH một nước. Chỉ số này dao động khác nhau ở các nước đang phát triển.
Sự gia tăng mạnh mẽ được quan sát thấy ở Châu Phi và đặc biệt là các nước xuất khẩu dầu. Tại Châu Phi quá trình toàn cầu hoá tài chính diễn ra khá chậm, dẫn đến những khó khăn trong vay nợ nước ngoài, nên tốc độ tăng nợ nước ngoài chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng DTNH. Riêng các nước xuất khẩu dầu DTNH tăng liên tục do giá dầu tăng làm cho thặng dư tài khoản vãng lai.
Tuy các nước mới nổi đóng góp nhiều vào DTNH toàn thế giới, nhưng vẫn có hai nhóm quốc gia không tăng: các nước Mỹ La tinh và các nước Châu Âu không thuộc khối EU chủ yếu gồm các nước Trung và Đông Âu. Tại các nước Mỹ Latinh, khác biệt này xảy ra là do vay nợ nhiều, tốc độ vay nợ gần bằng tốc độ gia tăng DTNH.
Bảng 2.1: Dự trữ ngoại hối một số nƣớc năm 2009
Xếp hạng Quốc gia Dự trữ ngoại hối (Tỷ USD)
1 Trung quốc 2,206 2 Ấn độ 287 3 Hàn Quốc 246 4 Singapore 188 5 Thái Lan 138 6 Malaisia 98 7 Indonexia 63 8 Philipines 44 Nguồn: CIA
Các nước Đông Nam Á (bao gồm Trung Quốc) đứng ngoài mọi xu hướng. Với khoản nợ vay khổng lồ, nhưng tốc độ tích luỹ ngoại hối nhanh hơn tốc độ vay nợ, trong một quãng thời gian tăng trưởng nhanh, Trung Quốc có khả năng sẽ chạm được mức giới hạn mà Greenspan-Guidotti-Fischer kiến nghị.14