Xác định được tầm quan trọng của DTNH tới phát triển kinh tế và tác động tới những biến khác trong nền kinh tế, một câu hỏi đặt ra là DTNH bao nhiêu là hợp lý. Những nghiên cứu về DTNH đã cung cấp một vài lý thuyết về vấn đề này, bao gồm những sự so sánh của DTNH với tổng lượng cung tiền (M2), nhập khẩu và các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn. Hầu hết các chỉ số đó, như tỷ lệ giữa DTNH và tổng nợ ngắn hạn đã được sử dụng một cách hợp lý trong một cài trường hợp. Tiêu chuẩn về nhập khẩu (tỷ lệ DTNH
29 Điều này đã được lý giải trong phần 2.1.3
trên nhập khẩu) đặc biệt quan trọng đối với những nước có sự hạn chế đối với nguồn tài chính quốc tế. Lấy một điển hình, Wijnhold và Kapteyn (2001) đề xuất ứng dụng tiêu chuẩn dựa trên nhập khẩu làm thước đo cho khoản DTNH ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp, nơi mà sự lưu chuyển giữa nguồn vốn trong nước và quốc tế còn bị giới hạn. Tỷ lệ giữa DTNH trên khoản cung tiền có thể được xem như một tiêu chuẩn hữu dụng với những quốc gia có hệ thống ngân hàng yếu kém nhưng cần được hỗ trợ với một phân tích về các nguyên nhân khác nhau của sự bốc hơi các nguồn vốn.
Năm 2001, Wijnholds và Kapteyn đề xuất một tiêu chuẩn mới của việc xem xét tính đầy đủ của DTNH cho các quốc gia đang phát triển dựa trên tiêu chuẩn về nợ. Nó bao gồm 3 yếu tố: Nợ ngắn hạn nước ngoài, khoản điều chỉnh M2 và rủi ro quốc gia:
Biến M2: Một vài nghiên cứu liên quan đến chỉ số này như nghiên cứu trên Hệ thống cảnh báo sớm (EWS) được thực hiện sau khủng hoảng Mexico năm 1995. Nghiên cứu này chỉ ra rằng tỷ lệ DTNH trên lượng cung tiền (M2) sẽ có thể được xem như chỉ số tiên đoán khủng hoảng tài chính. Tỷ lệ này càng cao, có nghĩa là xác suất xảy ra khủng hoảng càng được tái giảm. Calvo (1996), tranh cãi rằng tỷ lệ này là tiêu chuẩn cho những nước có chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Những nghiên cứu khác cũng xem điểm chuẩn này như là tiêu chuẩn để tiên đoán khủng hoảng: Esquivel và larrian (1998), Kminsky, Lizondo và Reinhart (1998).
Các khoản nợ, có vai trò quan trọng trong các nền kinh tế đang phát triển, liên quan tới khoản dự trữ trên các khoản nợ ngắn hạn nước ngoài (STED), các khoản nợ ngắn hạn được định nghĩa như các khoản nợ mà có kỳ hạn phải thanh toán dưới 1 năm. Một vài nghiên cứu EWS đã cho thấy rằng R/STED là chỉ số có thể tiên đoán được khủng hoảng tài chính (Bussiere và Mulder (1999), Rodrik và Velassco(1999)). Kiểm tra chỉ số này xuyên quốc gia đã cho kết quả một cách tổng quan đúng như mong đợi, với các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý sẽ có tỷ lệ dự trữ trên nợ ngắn hạn nước ngoài cao hơn những nước có chế độ tỷ giá thả nổi.
Rủi ro quốc gia: được xem như chỉ số để xem xét tính bay hơi dòng vốn vào các nước. Một quốc gia với một yếu tố tài chính, kinh tế và chính trị tốt sẽ có những rủi ro ít hơn các nước có những chỉ tiêu xấu.
Phương pháp W-K không đưa ra một giá trị cụ thể cho DTNH hợp lý mà đưa ra một khoảng giá trị. Trong phần này đề tài áp dụng phương pháp W-K để ước lượng xem khoản dự trữ thực tế của Việt Nam có đúng như những gì mà phương pháp này đưa ra:
DTNH nhỏ nhất = nợ ngắn hạn + M2 nhỏ nhất x rủi ro quốc gia DTNH lớn nhất = nợ ngắn hạn + M2 lớn nhất x rủi ro quốc gia