Một số chỉ số quan trọng

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 33 - 36)

Thứ nhất: D tr ngoi hi/ Nợ ngắn hạn

Tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam thời gian qua vẫn nằm trong tầm kiểm soát và không đáng lo ngại. Đa số các khoản nợ là nợ vay ưu đãi dài hạn với lãi suất thấp từ các quốc gia khác. Dù tỷ số Nợ/GDP an toàn mà Chính phủ đặt ra là 50% 19 nhưng thực tế tỷ lệ này giảm liên tục, luôn duy trì ở mức dưới 40% từ năm 2001 và đạt mức 34,7% năm 2008.

19 Kalpana Kochhar, Tessa van der Willigen, Carlos Braga and Vikram Nehru, Vietnam: Joint IMF/World

Hình 2.11: Biểu đồ thể hiện DTNH/Nợ ngắn hạn

Nguồn: Tình toán của tác giả dựa trên số liệu ADB

Thời gian qua, việc vay nợ được giới hạn lại do các khoản thâm hụt từ TKVL đã được tài trợ bởi FDI và nợ ngắn hạn.

Trong phạm vi nghiên cứu DTNH, nợ ngắn hạn là thành phần cần được quan tâm hơn vì khả năng trả nợ ngắn hạn phản ánh khả năng đảm bảo tính thanh khoản và uy tín quốc gia trên thị trường quốc tế. Từ năm 2003, dư nợ ngắn hạn của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng không đáng lo ngại. Tỷ lệ giữa nợ ngắn hạn và GDP khá ổn định, thường dao động quanh mức 5%. Tuy năm 2007 tỷ lệ này tăng lên 6,59% nhưng đã giảm còn 5,42% ngay trong năm sau. Bên cạnh đó, tỷ số DTNH/ Nợ ngắn hạn, luôn lớn hơn 1 từ năm 1998, thoả mãn nguyên tắc của Greenspan-Guidotti-Fischer. Năm 2008, vì DTNH giảm nhưng nợ ngắn hạn không thay đổi nên tỷ số chỉ giảm nhẹ, từ 506,7% năm 2007 xuống còn 445,7%. Với những chỉ số như trên, có thể thấy nợ nước ngoài trong ngắn hạn không phải là áp lực lên DTNH Việt Nam.

Thứ hai: Dự trữ ngoại hối/ M2

Có những biến động trong suốt thời gian qua, nhưng tỷ số DTNH/ M2 luôn trên 20% từ năm 1994, chứng tỏ DTNH Việt Nam hợp lý nếu tính toán dựa trên M2. Điều này cũng cho thấy rằng xác suất xảy ra khủng hoảng tiền tệ của Việt Nam luôn ở mức thấp và mức dự trữ nhìn chung cao hơn mức cần thiết.

Hình 2.12: Xu hƣớng của M2

Nguồn: ADB

Cả hai chỉ số trên đề cập đến việc tái giảm độ bất ổn của quốc gia tới những cú sốc trên trài khoản vốn. Tuy nhiên, việc toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng đã làm nổi bật tài khoản vốn và tài khoản vãng lai như hai mặt của vấn đề xác định mức dự trữ ngoại hối . Một thước đo thích hợp với tài khoản vãng lai của dự trữ ngoại hối là số tháng nhập khẩu mà một quốc gia có thể trang trải, điều này có nghĩa là sẽ làm giảm độ bất ổn của những cú sốc liên quan đến tài khoản vãng lai. Theo như tiêu chuẩn của IMF thì tỷ lệ này nằm tối thiểu là 3 đến 4 tháng nhập khẩu.

Thứ ba: Dự trữ ngoại hối/ nhập khẩu

Hình 2.13: Dự trữ ngoại hối thể hiện theo tháng nhập khẩu

Nhìn chung trong giai đoạn 1992 đến năm 2009, tính theo tháng nhập khẩu thì Việt Nam đang dần khắc phục tiến tới mức chuẩn theo nguyên tắc đánh giá của các tổ chức trên thế giới. Trong giai đoạn 2005-2009, tỷ lệ này có thể thấy là đang nằm trọng vùng an toàn.

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)