Thực trạng DTNH tại Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 32 - 33)

Theo sau một giai đoạn tăng trưởng ấn tượng, từ 2007 đến nay, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức. Sau khi tăng trưởng quá nóng trong năm 2007, tình hình kinh tế xấu đi nhiều trong nửa đầu năm 2008, lạm phát cao và thâm hụt cán cân thương mại gây ra áp lực giảm giá VND. Để ổn định tỷ giá, bên cạnh nới lỏng biên độ, NHTW cũng cần nguồn DTNH mạnh để can thiệp đúng lúc và hiệu quả.

18 Về mặt lý thuyết, tỷ số này sẽ được tính toán giữa DTNH và Nợ ngắn hạn, nhưng do giới hạn trong tiếp cận số liệu, đề tài sẽ dùng tỷ số DTNH/ Tổng nợ nước ngoài như một chỉ tiêu tham khảo

Hình 2.10: Xu hƣớng dự trữ ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian vừa qua

Nguồn: ADB

Sau một khoảng thời gian tăng liên tục, DTNH Việt Nam đã giảm mạnh trong hai năm trở lại đây do ảnh hưởng từ khủng hoảng. Xu hướng tăng bắt đầu từ năm 1992 nhưng còn chậm. Tốc độ được cải thiện rõ rệt từ năm 1998 do bài học từ khủng hoảng Đông Á, khi lượng ngoại hối dự trữ bắt đầu tăng từ 2,1 tỷ USD lên 23,75 tỷ USD vào năm 2007. Trong giai đoạn này, năm 2006 và 2007, DTNH có tốc độ tăng trưởng đánh kể, lần lượt là 47,46% và 74,73%. Tuy nhiên, hai năm tiếp theo, khủng hoảng tác động mạnh mẽ đến TKVL và FDI, không chỉ làm cho nguồn thu của DTNH giảm, mà NHTW còn phải chi tiền ra hỗ trợ nhập siêu, riêng trong tháng 11/2009, Nhà nước đã chi hơn 360 triệu USD để nhập vàng vật chất để đáp ứng nhu cầu trong nước đang lên cao và nhằm bình ổn thị trường ngoại hối . DTNH Việt Nam chỉ còn 16 tỷ USD trong năm 2009, giảm 5,7 tỷ USD so với năm 2008.

Không chỉ gia tăng về giá trị tuyệt đối, tỷ lệ DTNH so với GDP cũng liên tục tăng và chỉ giảm trong hai năm gần đây. Riêng năm 2009, sự sụt giảm trong DTNH lớn hơn nhiều so với GDP dẫn đến tỷ lệ này giảm từ 33,39% năm 2008 xuống còn 17,44%.

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 32 - 33)