Dự báo nợ ngắn hạn Việt Nam

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 63)

Nợ ngắn hạn Việt Nam trong 2 năm 2007, 2008 không có nhiều biến động. Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nợ Việt Nam trong những năm tiếp theo sẽ tương đối ổn định nên chúng tôi sẽ sử dụng tỷ số Nợ ngắn hạn/Nợ dài hạn như cơ sở để dự báo nợ ngắn hạn trong tương lai. Tỷ số trung bình tính từ 2 năm qua là 19.3%.

Bảng 3.4: Dự báo nợ ngắn hạn Tỷ USD 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nợ (Tỷ USD) 24,22 25,32 31,90 37,54 42,14 46,95 52,2 1 Nợ ngắn hạn (Tỷ USD) 4,69 4,87 6,16 7,24 8,13 9,06 10,0 8 Nợ ngắn hạn/ Nợ (%) 19,35 19,23 19,30 19,30 19,30 19,30 19,3 0 Nguồn: BMI 3.2.1.3 Dự báo M2

Giai đoạn 2001-2008, trong khi GDP tăng tương ứng 7,5%/năm thì cung tiền được mở rộng đạt mức bình quân rất cao với mức 26,7% năm. Chính điều này là yếu tố gây nên mức lạm phát cao chưa kể độ trễ và lũy tích của việc tăng cung tiền đối với nền kinh tế trong các năm kế tiếp. Đặc biệt vào năm 2006 là năm trước khi bùng nổ lạm phát, tốc độ mở rộng cung tiền đạt tới đỉnh điểm 33,6% và cùng với các yếu tố khác đã góp phần làm tăng lạm phát trong năm kế tiếp.

Năm 2009, việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước có vẻ đã khoa học hơn nhờ việc tiếp thu được các bài học từ những năm trước. Mới đây Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra mục tiêu giới hạn tăng tổng phương tiện thanh toán trong khoảng 25%, tín dụng tăng từ 25% đến 27%. Theo BMI mức tăng của lượng cung tiền trong các năm tới sẽ tăng đều ở mức 20% so với năm trước. Bảng 3.5: Dự báo M2 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tăng M2 (%) 20 20 20 20 20 Giá trị M2 (Tỷ USD) 118.33 142.00 170.40 204.48 245.37 Nguồn: BMI 3.2.1.4 Tính toán khoảng dự trữ hợp lý

Từ các kết quả dự báo chúng ta có được bảng tính dự trữ ngoại hối theo phương pháp W-K như sau:

Bảng 3.6: Kết quả dự báo DTNH theo tiêu chuẩn W-K Năm Nợ ngắn hạn M2 Khoản điều chỉnh M2 Rủi ro quốc gia DTNH theo W-K Nhỏ nhất Lớn nhất Nhỏ nhất Lớn nhất A b1 b2 c a+(b1xc) a+(b2xc) 2010 7.24 142.00 14.20 28.40 0.67 16.75 26.27 2011 8.13 170.40 17.04 34.08 0.67 19.55 30.96 2012 9.06 204.48 20.45 40.90 0.67 22.76 36.46 2013 10.08 245.37 24.54 49.07 0.67 26.52 42.96

Nguồn: Tác giả tính toán

Trong đó, rủi ro quốc gia Việt Nam xem như không thay đổi trong suốt giai đoạn 2009 đến năm 2013.

3.2.2 Theo mô hình Buffer Stock

Theo như BMI chúng ta có được các dự báo về dân số, GDP bình quân đầu người, nhập khẩu trên GDP, xuất khẩu và tỷ giá hối đoái trong giai đoạn từ 2009 đến 2013 như sau:

Bảng 3.7: Dự báo các biến cho mô hình Buffer Stock

Dân số PPP IM/GDP Bất ổn tỷ giá Bất ổn xuất khẩu

2009 88.00 3,032.00 0.79 0.015 0.061

2010 89.20 3,123.00 0.78 0.015 0.062

2011 90.40 3,214.00 0.77 0.015 0.064

2012 91.60 3,305.00 0.74 0.015 0.064

2013 92.80 3,396.00 0.72 0.015 0.064

Nguồn: BMI – và tính toán của tác giả

Trong đó mức biến động (bất ổn) xuất khẩu vì như theo cách tính được trình bày trong phần trước sẽ không đủ số liệu để tính, nên đề tài sẽ lấy trung bình của những năm trước đó làm thước đo. Và mức bất ổn tỷ giá do theo đánh giá của các tổ chức quốc tế thì tỷ giá của Việt Nam sẽ còn nhiều biến động như những gì đã được thể hiện trong năm 2008 nên trong phần này, đề tài sẽ lấy mức biến động được tính cho năm 2008 làm mức tính cho các năm tiếp theo.

3.2.2.1 Dự báo lãi suất của Việt Nam.

Trong phần trước, khi ước lượng mô hình Buffer Stock, đẻ xác định chi phí cơ hội đề tài có dùng lãi suất chiết khâu của Việt Nam. Để dự báo cho lãi suất chiết khấu là điều rất khó, trong khi dù có sai lệch chút ít nhưng xác định chi phí cơ hội dựa trên mức lãi suất này ở Việt Nam không khác biệt lớn so với lãi suất chiết khẩu. Nên trong phần này, đề tài sẽ dự báo mức lãi suất cơ bản và dùng vào mô hình để tính toán mức dự trữ hợp lý cho Việt Nam.

Lãi suất cơ bản là cơ sở để các Ngân hàng tính toán lãi suất huy động và cho vay. Theo lý thuyết về Chi phí cơ hội, người dân chỉ gửi tiền vào Ngân hàng khi lãi suất họ nhận được ít nhất phải bù đắp lạm phát trong cùng khoản thời gian. Vì vậy, về lý thuyết, trần lãi suất tiền gửi sẽ không nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát, để đảm bảo lãi suất thực dương.

Từ đó, chúng tôi đề nghị quy trình dự báo lãi suất cơ bản của Việt Nam như sau:

Bảng 3.8: Dự báo lãi suất

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Lạm phát 12,6% 19,9% 6,5% 12,5% 8% 5% 5%

Trần LS huy động 12,6% 19,9% 6,5% 12,5% 8% 5% 5%

Lãi suất cơ bản 8,40% 13,27% 4,33% 8,33% 5,33% 3,33% 3.33%

Lãi suất thực tế 8,25% 14,00% 7% 8%

Sai lệch -0,15% 0,73% 2,67% -0,33%

Nguồn: Tác giả tính toán

Thực tế cho thấy, dự báo bằng phương pháp này vẫn có những sai lệch nhất định. Tuy nhiên, ngoại trừ năm 2009, sự chênh lệch đáng kể (2,67%) do các điều kiện vĩ mô thay đổi mạnh trong thời kỳ khủng hoảng gây ra sai số lớn trong công tác dự báo; các năm còn lại, sai lệch thường dưới 0,7%. Điều đó chứng minh rằng khi nền kinh tế ổn định, phương pháp

dự báo này đáng tin cậy. Do đó đề tài sẽ lấy kết quả này, cho các năm tiếp theo, riêng năm 2009 sẽ lấy theo lãi suất thực là 7%.

3.2.2.2 Dự báo lãi suất Mỹ.

Trong phần trước, đề tài đã trình bày sẽ dùng lãi suất của trái phiếu Mỹ kỳ hạn 1 năm, và số liệu đã cho thấy mức lãi suất này trong gần 20 năm vừa có ít biến động, do đó, phần dự báo của lãi suất này sẽ được tính bằng cách lấy trung bình của các năm trước đó.

Từ việc tính toán và dự báo cho các biến trong mô hình Buffer Stock chúng ta có được bảng tính toán biến như sau (cách tính như khi tính toán để chạy mô hình này, đó là lấy logarit tất cả các biến):

Bảng 3.9: Các biến tính toán cho mô hình Buffer Stock

Dân số PPP IM/GDP Bất ổn tỷ giá Bất ổn xuất khẩu Khác biệt lãi suất DTNH 2009 1.94 3.48 0.79 0.015 0.058 0.023 1.337 2010 1.95 3.49 0.78 0.015 0.062 0.022 1.368 2011 1.96 3.51 0.77 0.015 0.064 0.023 1.406 2012 1.96 3.52 0.74 0.015 0.063 0.023 1.441 2013 1.97 3.53 0.72 0.015 0.064 0.024 1.486

Nguồn: Tác giả tính toán

3.2.2.3 Tính toán khoảng mức DTNH hợp lý

Từ kết quả log10 (DTNH) như trên ta tính được mức DTNH bằng số tỷ đôla:

Bảng 3.10: Kết quả dự báo Dự trữ ngoại hối 2009 -2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

DTNH (tỷ USD) 21.727 23.335 25.468 27.606 30.619 So sánh kết quả của mô hình Buffer Stock với tiêu chuẩn W-K:

Hình 3.3 Mức dự trữ ngoại hối hợp lý cho Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013

Nguồn: Tác giả tính toán

Trên đồ thị trên, đường tô màu cam và màu xanh chính là mức thấp nhất và cao nhất trong biên độ hợp lý của DTNH theo tiêu chuẩn W-K xác định cho Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013. Đường màu đỏ là mức xác định theo mô hình Buffer Stock. Từ kết quả này cho thấy, trong giai đoạn 2009 đến 2013 thì mức hợp lý theo mô hình Buffer Stock là đã nằm trong vùng của tiêu chuẩn W-K – vùng được xem là hợp lý, điều này một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của cả hai mô hình. Cả hai cách đều đưa ra kết quả giao thoa với nhau trong việc xác định mức DTNH hợp nhất cho Việt Nam trong giai đoạn phát triển sắp tới, tạo sự tin tưởng hơn trong việc áp dụng các mô hình này.

3.3 Những đề xuất – kiến nghị

3.3.1 Đánh giá kết quả của mô hình xác định mức dự trữ

Nhìn nhận lại vấn đề, để đảm bảo cho nền kinh tế được phát triển một cách bền vững khi hội nhập sau rộng vào nền kinh tế thế giới thì DTNH đã, đang và sẽ là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy tác động của DTNH lên các thành phần khác của nền kinh tế rất quan trọng, nên việc xác định mức hợp lý là điều hết sức cần thiết. Nắm giữ DTNH làm cho quốc gia chống đỡ lại với những cú sốc bất ngờ từ bên ngoài vào, tăng vị thế của quốc gia. Trong tiến trình tự do hóa tài chính, bước cao nhất là tự do hóa tài khoản vốn, khi điều này diễn ra tức là nguồn vốn được lưu chuyển tự do giữa quốc gia với nền kinh tế thế giới, hoạt động đầu tư và rút vốn có thể diễn ra một cách khó kiểm soát hơn, nên một mức dự trữ cao sẽ bảo đảm được tính ổn định của đất nước.

Cùng với luận điểm trên, kết hợp với xu hướng của DTNH theo dự báo cho giai đoạn 2010 – 2013 thì có thể thấy mô hình đã cho những kết quả tương đối phù hợp khi mức DTNH cần thiết tăng dần theo thời gian.

3.3.2 Khắc phục nhược điểm của mô hình

Do việc gặp khó khăn về số liệu nên trong các mô hình chúng tôi chỉ sử dụng số liệu theo năm để xem xét, do đó, hiệu quả của việc xác định mức dự trữ ngoại hối hợp lý là chưa cao chẳng hạn như: tăng cung tiền M2, chênh lệch lãi suất của Mỹ và Việt Nam, số liệu xuất khẩu, số liệu tỷ giá…. Trong khi đó mô hình này sẽ hiệu quả hơn khi được xử lý dưới dạng dữ liệu hàng quý hoặc tốt hơn nữa nó nên được xem xét dưới dữ liệu hàng tháng. Ngoài ra, khi xử lý số liệu với dạng này, sẽ có đủ mẫu quan sát cho các biến và từ đó có thể kiểm định để đánh giá mối tương quan trong dài hạn – điều mà mô hình trong phần trình bày của chúng tôi không thể thực hiện vì không đủ cỡ mẫu.

Ngoài ra, một vấn đề đặt ra là chất lượng và tính đầy đủ của dữ liệu xử lý. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, do đó, việc xuất hiện độ lệch với các nghiên cứu khác là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc hoạt động tốt và đưa ra kết quả đánh giá chính xác nhất của các mô hình, cần thiết phải có một trung tâm xử lý dữ liệu đáp ứng đủ yêu cầu cho mô hình cả về số lượng cũng như độ chính xác.

Mô hình này được xây dựng và sử dụng ở các nước khác trên thế giới, do đó, khi áp dụng vào Việt Nam có khả năng có sự khác biệt vì tính chất của mỗi nền kinh tế là khác nhau. Đây là vấn đề tồn tại mà chúng tôi chưa giải quyết một cách cặn kẽ, từ đó chúng tôi hy vọng với những nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này, có thể giải quyết tốt nhất cho những vấn đề mà chúng tôi vừa nêu ra.

3.3.3 Những khuyến nghị

3.3.3.1 Về mặt tổng quát - Khuyến nghị về chính sách vĩ mô

Chính sách d tr ngoi hi: Vì sự lưu chuyển vốn ngày càng lớn trong quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam, chính sách về dự trữ ngoại hối cũng trở nên quan quan trọng hơn bao giờ hết. Với vai trò là một phòng tuyến bảo vệ, mức dự trữ ngoại hối tối ưu không chỉ gắn liền với việc nhập khẩu mà phải được xem xét trong mối tương quan với các dòng vốn chảy vào. Nhưnng dự trữ ngoại hối nền lớn hơn nếu tài khoản vãng lai đang thâm hụt lớn, nếu tỷ giá được cố định (do đó nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn), hoặc nếu nền kinh tế đã có xu hướng đi tới sự bất ổn trong quá khứ. Đó là bởi sự phụ thuộc vào hàng hóa và tính chu kỳ của các cú sốc thương mại. Bên cạnh đó, chắc chắn số lượng tối ưu của dự trữ ngoại hối cần phải xem xét trong mối quan hệ với chi phí cơ hội khi nắm giữ chúng. Đối với dự trữ ngoại hối, rất khó khăn để tính toán được khối lượng dự trữ cần thiết, nhưng với việc ứng dụng mô hình như trong các phần trên có thể gợi ý cho các nhà làm chính sách được phần nào. Nói như vậy, nhưng chúng ta cần tránh tình trạng những người làm luật,

bao gồm cả các viện tài chính quốc tế đều có khuynh hướng đánh giá thấp số lượng cần thiết để đối phó với các tổn thương bên ngoài, và mỗi khi mức độ dự trữ được nhận thấy là cao, sẽ có rất nhiều những sức ép lớn yêu cầu sử dụng chúng cho nhiều nhu cầu ngay lập tức, hơn là cho phép tích lũy, để chống lại các cuộc tấn công đầu cơ sau đó.

Chính sách tài khóa và chính sách tin t: Các chính sách đưa ra nên dựa trên nền tảng tổng cầu của nền kinh tế để tránh việc thừa thãi thái quá trong tín dụng nội địa và rút ngắn sự lệ thuộc vào tín dụng nước ngoài. Hiện này tỷ số cung tiền M2/GDP của Việt Nam gia tăng nhanh chóng, cho thấy chiều sâu tài chính đang gia tăng mạnh mẽ, điều này cũng đồng nghĩa với sự mỏng manh dễ đổ vỡ của hệ thống tài chính. Từ tiêu chuẩn W – K từ phần trình bày ở trên, thì mức dự trữ ngoại hối phải bao phủ được mức nợ ngắn hạn và phần điều chỉnh của M2, nếu như lượng M2 tăng lên nhanh chóng, điều này gây áp lực lên mức dự trữ ngoại hối hợp lý cho nền kinh tế, và lượng dự trữ này tăng không đủ và thỏa mãn được như tiêu chuẩn này đưa ra thì có thể tạo nền một điều không tốt và gia tăng rủi ro cho quốc gia. Do đó, từ nhìn nhận này có thể thấy rằng, Việt Nam cần có chính sách điều chỉnh lượng cung tiền cùng với tăng trưởng tín dụng quá nóng, điều này tuy sẽ là giảm sự mở rộng của nền kinh tế những nó giúp cho cán cân tài khoản vãng lai lại ngày càng lành mạnh hơn, đồng thời làm chậm quá trình tích tụ nợ nước ngoài ngắn hạn với tích tự dự trữ ngoại hối.

Chính sách t giá hối đoái: Những quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn thường dựa

vào dòng vốn chảy vào để căn bằng cán cân đối ngoại của họ. Nếu các nhà đầu tư mất đi niềm tin vào giá trị tiền tệ thì dù thế nào việc đảo chiều của các dòng vốn là điều không thể tránh khỏi. Trong thời gian qua, NHTW thường dùng nguồn dự trữ ngoại hối để đảm bảo được tỷ giá phù hợp, tuy nhiên điều này làm giảm đi nguồn dự trữ ngoại hối của NHTW. Cho nên, điều quan trọng trong việc điều hành chính sách tỷ giá hiện này là cố gắng xây dựng được một chính sách thích hợp, từng bước ổn định tỷ giá để tránh làm tăng áp lực lên việc giảm nguồn dự trữ ngoại hối.

S t do hóa tài khon vn: Việc tự do hóa tài khoản vốn giúp cho các tổ chức tài chính

có cơ hội tiếp cận với các khoản tiết kiệm nước ngoài giá rẻ, nhưng có thể gây tình trạng mất cân đối trong bảng cân đối tài sản có và nợ. Dòng lưu chuyển vốn tự do quá mức có thể là nguy hiểm nếu nền tảng nguyên tắc và chính sách giám sát yếu. Trong quá trình tự do hóa, DTNH đóng một vai trò hết sức quan trọng, như là một tấm đệm giảm sốc trước những thay đổi ngày càng tự do của luồng vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu tự do hóa quá nhanh các tài khoản vốn sẽ rất là sai lầm và phải chịu “cái giá phải trả” mà chúng ta chưa lường trước hết được. Cho dù lúc đó mức dự trữ ngoại hối có lớn bao nhiêu cũng sẽ phải cạn kiệt, và hệ lụy cho những thành phần khác là điều rất đáng sợ. Vì vậy, Việt Nam cần phải xây dựng một lộ trình tự do hóa các tài khoản vốn hợp lý phù hợp với từng giai

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)