Đánh giá các nhân tố đóng góp vào Dự trữ ngoại hối

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 36 - 38)

Th nht: Tài khon vãng lai

Hình 2.14: Thực trạng cán cân thƣơng mại và tài khoản vãng lai

Nguồn: ADB

Không giống như các quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam không tạo được thặng dư cán cân TKVL từ xuất khẩu. Dù xuất khẩu có tăng đều qua các năm, nhưng tốc độ và giá trị gia tăng vẫn thấp hơn so với nhập khẩu, gây ra thâm hụt trong các cân thương mại. Thâm hụt TKVL sau khi được cải thiện trong giai đoạn 1999-2006, tiếp tục đà giảm trong những năm sau. Mức thâm hụt TKVL năm 2007 lên tới 7 tỷ USD, tương đương 9,8% GDP, trong khi trên thế giới, mức thâm hụt TKVL 5% đã được xem là đáng lo ngại. Vào những tháng đầu năm 2008, dưới tác động của khủng hoảng tài chính, tiêu dùng của các nước phát triển giảm mạnh kéo theo sự giảm sút của thị trường xuất khẩu toàn cầu, làm thâm hụt trong TKVL Việt Nam trầm trọng hơn. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ gần như bão hoà, xu hướng nhập khẩu giảm mạnh trên toàn cầu, nên các nước nếu muốn tăng thị trường xuất khẩu thì cách duy nhất là chiếm thị phần các nước khác. Vì vậy, những nước đang phát triển như Việt Nam gặp sự cạnh tranh mạnh từ các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc – chủ nợ lớn của Mỹ, bạn hàng lớn của nhiều nước khiến cho họ có lợi thế đàm phán trong xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhu cầu giảm làm giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như tài nguyên thiên nhiên và nông sản giảm rõ rệt.

Trong khi xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu trong 6 tháng đầu năm 2008 tăng đột biến do giá dầu liên tục tạo đỉnh, gia tăng tiêu dùng của người dân sau hai năm giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao nhờ vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, cũng như

chế độ tỷ giá cố định làm giá nhập khẩu tăng. Đến tháng 7/2008, nhập khẩu Việt Nam có những chuyển biến đáng chú ý. Không chỉ xuất khẩu, mà cả nhập khẩu cũng giảm nghiêm trọng do giá thế giới giảm mạnh và nhu cầu trong nước đi xuống. Xuất khẩu giảm cũng làm giảm cầu đối với nguyên vật liệu để sản xuất các sản phầm này, từ đó làm kim ngạch nhập khẩu liên tục đi xuống, Dù chênh lệch giữa xuất nhập khẩu được thu hẹp trong sáu tháng cuối năm, nhưng vẫn không thể cải thiện được tài khoản vãng lai làm mức thâm hụt đạt ngưỡng 10,7 tỷ USD, chiếm 11,9% GDP.

Những tháng đầu năm 2009, tình hình xuất nhập khẩu bắt đầu có chuyển biến và Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại Quý 1/2009. Tuy nhiên, xu thế xuất siêu không được duy trì lâu khi 9 tháng tiếp theo, nhập siêu tăng dần và kết quả là thâm hụt trong năm 2009 ước tính 11,57 tỷ USD.20

Bên cạnh cán cân thương mại, cán cân dịch vụ là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thâm hụt TKVL với chiều hướng giảm trong 3 năm gần đây và chạm đáy 5,2 tỷ USD năm 2008. Trái với xu hướng của hai yếu tố quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai, chuyển giao khác, chủ yếu là kiều hối, tăng liên tục trong thời gian qua, đạt mốc 7,3 tỷ USD năm 2008 tương đương 8% GDP, giảm nhẹ còn 6,8 tỷ trong năm 2009. Vấn đề đáng quan tâm là lượng kiều hổi chủ yếu chảy vào khu vực tư nhân, không vào hệ thống ngân hàng để có thể làm tăng DTNH.

Nhìn chung, mặc dù có sự hỗ trợ từ nguồn kiều hối chuyển về nước, TKVL Việt Nam thời gian qua gần như luôn thâm hụt, năm 2009 có vài chuyển biến nhưng vẫn không cải thiện được tình hình và TKVL không tạo nguồn thu cho DTNH.

Th hai: Cán cân tài khon vn

Để có sự tăng trưởng trong DTNH và tài trợ cho thâm hụt TKVL, Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa vào TKV, đặc biệt là dòng FDI và FPI. Hai dòng vốn đầu tư này đều có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn trước khủng hoảng, đặc biệt là sự hưng phấn của TTCK và thị trường BĐS năm 2007 đã thu hút nguồn vốn ngắn hạn của các nhà đầu tư. Nếu năm

.

Sau sự gia tăng đột biến năm 2008, FDI năm 2009 giảm còn 21,48 tỷ, không ít hơn năm 2007 là bao. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tốc độ giải ngân nguồn FDI quá chậm, ảnh hưởng đến dòng tiền vào Việt Nam. Trong năm nay, tình hình hy vọng sẽ được cải thiện, khi trong ba tháng đầu năm đã giải ngân được 2,5 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2009.

Hình 2.15: Tình hình thu hút FDI và FPI

Nguồn: Tổng hợp từ ADB, MPI

FDI toàn cầu được dự báo sẽ phục hồi dần trong năm 2010 và FDI vào Việt Nam sẽ phục hồi sớm hơn do xu hướng dịch chuyển FDI từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước mới nổi, đặc biệt là Châu Á, trong đó có nước ta. Ngoài ra, khi Trung Quốc có xu hướng chuyển nền kinh tế sử dụng nhiều nhân công sang một nền kinh tế trong đó các sản phẩm chứa đựng hàm lượng chất xám cao hơn, Việt Nam đang trở thành một địa điểm đầu tư thay thế cho Trung Quốc với những dự án vào các ngành thâm dụng lao động.

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)