Khắc phục nhược điểm của mô hình

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 68)

Do việc gặp khó khăn về số liệu nên trong các mô hình chúng tôi chỉ sử dụng số liệu theo năm để xem xét, do đó, hiệu quả của việc xác định mức dự trữ ngoại hối hợp lý là chưa cao chẳng hạn như: tăng cung tiền M2, chênh lệch lãi suất của Mỹ và Việt Nam, số liệu xuất khẩu, số liệu tỷ giá…. Trong khi đó mô hình này sẽ hiệu quả hơn khi được xử lý dưới dạng dữ liệu hàng quý hoặc tốt hơn nữa nó nên được xem xét dưới dữ liệu hàng tháng. Ngoài ra, khi xử lý số liệu với dạng này, sẽ có đủ mẫu quan sát cho các biến và từ đó có thể kiểm định để đánh giá mối tương quan trong dài hạn – điều mà mô hình trong phần trình bày của chúng tôi không thể thực hiện vì không đủ cỡ mẫu.

Ngoài ra, một vấn đề đặt ra là chất lượng và tính đầy đủ của dữ liệu xử lý. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, do đó, việc xuất hiện độ lệch với các nghiên cứu khác là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc hoạt động tốt và đưa ra kết quả đánh giá chính xác nhất của các mô hình, cần thiết phải có một trung tâm xử lý dữ liệu đáp ứng đủ yêu cầu cho mô hình cả về số lượng cũng như độ chính xác.

Mô hình này được xây dựng và sử dụng ở các nước khác trên thế giới, do đó, khi áp dụng vào Việt Nam có khả năng có sự khác biệt vì tính chất của mỗi nền kinh tế là khác nhau. Đây là vấn đề tồn tại mà chúng tôi chưa giải quyết một cách cặn kẽ, từ đó chúng tôi hy vọng với những nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này, có thể giải quyết tốt nhất cho những vấn đề mà chúng tôi vừa nêu ra.

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)