Tác động lên lạm phát

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 44 - 46)

Theo như hai nhà khoa học Mei-Yin Lin và Jue-Shyan Wang, có mối quan hệ mật thiết giữa DTNH và lạm phát26. Bắt đầu từ nghiên cứu của Lucas với hàm tổng cung trong nền

26 Mei-Yin Lin and Jue-Shyan Wang, Foreign Exchange Reserves and Infation: anEmpirical Study of Five

kinh tế, các nhân tố tác động đến tăng trưởng nguồn cung trong nền kinh tế gồm tác động ngoài mong đợi của tiền tệ, tác động tỷ giá hối đoái và các độ nhiễu.

Tác động ngoài mong đợi của tiền tệ là tiêu chuẩn và mô tả tổng cung là hàm hữu dụng của lạm phát ngoài mong đợi. Điều này được minh họa rõ nét trong hợp đồng lương danh nghĩa của một thời kỳ thiết lập trên mong đợi cá nhân theo tỷ lệ lạm phát. Nếu tỷ lệ lạm phát thực tế cao hơn tỷ lệ lạm phát mong đợi, cho thấy một điều là mức lương thực tế nhận được sẽ thấp hơn mức mong đợi và lao động (sản lượng) sẽ tăng. Nếu tỷ lệ lạm phát thấp hơn mức mong đợi, lương thực tế nhận được sẽ cao hơn mức lương mong đợi và sản lượng sẽ giảm. Tác động của tỷ giá đến sản lượng: Về mặt lý thuyết, sự tăng trong tỷ giá hối đoái (thực) sẽ làm cho giả cả của hàng hóa nước ngoài trở nên thấp hơn. Nó sẽ giảm nhu cầu cho hàng hóa trong nước và nó dẫn đến sản lượng quốc nội thấp đi cũng như là sẽ có ít lao động hơn. Phản ứng của sản lượng và số lao động tới sự thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ trở nên lớn khi thị trường cạnh tranh mạnh mẽ. Và Ngân hàng trung ương đã cố gắng tái giảm sự ảnh hưởng này bằng điều hành thị trường ngoại hối. Dựa trên quan điểm là NHNN không thích lạm phát, chính điều đó được thể hiện qua cách can thiệp của Nhà nước27.

Nhìn chung, mối quan hệ giữa lạm phát và DTNH là một mối quan hệ phức tạp và được truyền dẫn qua nhiều kênh cũng như từ sự điều hành của ngân hàng Nhà nước28. Trong phần này, chúng ta sẽ cố gắng tìm ra mối quan hệ giữa DTNH và lạm phát bằng thực nghiệm ở Việt Nam. Bắt nguồn từ phương pháp từ Mei-Yin Lin and Jue-Shyan Wang chúng tôi ước lượng mô hình hồi quy sau:

Trong đó Trendt là khuynh hướng thời gian, et là độ nhiễu. đại diện cho tỷ lệ thay đổi hàng năm của mức DTNH. Ký hiệu của việc ướng lượng có thể cho chúng ta biết một điều rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và mức DTNH. Nguồn số liệu của CPI được lấy từ IFS. Ước lượng công thức ta có được bảng kết quả:

Bảng 2.3 : Mối tƣơng quan giữa dự trữ ngoại hối và lạm phát

Biến Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t

C 5.619923 7.353930 0.764207

Lạm phát Mỹ 4.052213 2.553848 1.586709 Thay đổi DTNH -0.072600 0.042867 -1.693621 Xu hướng thời gian -0.776209 0.429893 -1.805587

R2 0.455640

27 Wonnacott, P. (1965), The Canadian Dollar, 1948-62, Toronto

Bảng kết quả cho thấy mối quan hệ giữa DTNH và lạm phát ở Việt Nam là mối tương quan phủ định, trong khi mối quan hệ giữa CPI Mỹ và CPI Việt Nam có mối tương quan khẳng định (Điều này cũng phù hợp với kết quả ước lượng của Mei-Yin Lin and Jue-Shyan Wang với năm nước châu Á trong đề tài của mình). 1% tăng trong DTNH sẽ dẫn tới giảm 0.0726% trong lạm phát ở Việt Nam.

Hình 2.19: Dự trữ ngoại hối và lạm phát

Nguồn: ADB

Với R2 = 0.4564 thì cũng cho thấy mô hình có mức độ chính xác nhất định. Kết quả này nhìn chung cũng phù hợp với thực tế khi quan sát đồ thị của DTNH và lạm phát trong gian đoạn 1992 đến năm 2008. Cùng với sự tăng lên của dự trự ngoại hối từ năm 1992 đến năm 2008, thì tỷ lệ lạm phát cũng có xu hướng giảm, phù hợp với kết quả mô hình thực nghiệm cũng như lý thuyết đề ra. Trong giai đoạn 2001 đến 2008 cùng với việc tăng DTNH thì lạm phát cũng tăng29, như đã nói ở trên, mô hình có mức độ phù hợp nhất định, trong giai đoạn ngắn có thể không phù hợp, nhưng nhìn với giai đoạn dài thì kết quả có thể được sử dụng một cách hợp lý hơn và từ đó sẽ thấy tầm quan trọng của DTNH nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)