Thứ nhất, Thặng dư trong TKVL là một đóng góp lớn vào DTNH các quốc gia
Tác động đầu tiên của quá trình toàn cầu hoá chính là mở rộng giao thương các nước, từ đó ảnh hưởng mạnh đến tài khoản vãng lai các quốc gia này. Đây là nguồn đóng góp đầu tiên cho DTNH các nước. Năm 1999, TKVL các quốc gia đang phát triển đạt mức cân bằng sau nhiều năm thâm hụt.
14 Greenspan-Guidotti-Fischer cho rằng DTNH ít nhất phải đủ để tài trợ nợ ngắn hạn. Các nước đang phá triển, do đặc thù vay nợ nhiều, có khuynh hướng chuyển từ nguyên tắc “tháng xuất khẩu” sang nguyên tắc Greenspan-Guidotti-Fischer.
Từ năm 2000 đến nay, dù có vài biến động nhỏ nhưng nhìn chung DTNH có xu hướng tăng và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì. Thặng dư TKVL đã tăng từ 86,5 tỷ USD lên 723,2 tỷ USD vào năm 2008, tăng hơn 8 lần trong 8 năm. Đáng chú ý là năm 2008, dưới tác động của khủng hoảng, TKVL thế giới và các nước phát triển đều giảm nhưng các quốc gia mới nổi vẫn không bị ảnh hưởng.
Hình 2.5: Xu hƣớng biến động TKVL Hình 2.6: Tỷ trọng TKVL/DTNH
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ IMF
Không chỉ tăng về giá trị, tỷ trọng đóng góp của TKVL vào DTNH cũng tăng lên đáng kể với đỉnh điểm là năm 2006, khi thặng dư TKVL chiếm đến 21,5% DTNH. Sau đó, tỷ trọng này giảm dần còn 15,7% năm 2007 và 14,8% năm 2008; nhưng tình hình được kỳ vọng sẽ cải thiện vào năm 2010 do gói kích cầu của Chính phủ sau khủng hoảng đã kích thích tiêu dùng, góp phần cải thiện thương mại giữa các nước. Các nước mới nổi là nơi sản xuất và cung cấp sản phẩm lớn cho toàn thế giới, nên thu nhập từ xuất khẩu là một biến số đáng quan tâm. Sự gia tăng mạnh mẽ từ giá trị xuất khẩu là nguồn cung cấp dồi dào cho DTNH của các quốc gia.
Không chỉ là vấn đề chất lượng, giá thành sản phẩm, các nhà kinh tế học cho rằng các nước mới nổi ở Châu Á theo đuổi chiến lược tăng trưởng từ xuất khẩu, nên cố ý duy trì tỷ giá thấp, hay nói các khác là định giá thấp đồng nội tệ, điều đó dẫn đến sự thặng dư trong TKVL của các nước này, và đổi lại là thâm hụt trong TKVL của Mỹ, vì Mỹ là khách hàng quan trọng của các nhà xuất khẩu này.
Tỷ giá hiện nay là 1USD = 6,83 Nhân dân tệ, nhưng theo những tính toán mới nhất, các chuyên gia của WB và IMF cho rằng đồng nhân dân tệ bị định giá thấp có thể lên đến 40%. Cả IMF và Mỹ đều lên tiếng yêu cầu Trung Quốc định giá lại đồng Nhân dân Tệ nhằm thiết lập lại thế cân bằng toàn cầu, đặc biệt là tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá của
Mỹ và các nước phát triển, nhưng Trung Quốc khẳng định rằng giá trị đồng tiền của mình không bị định giá thấp đồng thời nhấn mạnh rằng tỷ giá là việc nội bộ của quốc gia. Hy vọng Trung Quốc sẽ thay đổi quan niệm càng trở nên khó khăn khi đầu tháng 4/2010, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã công bố thâm hụt thương mại tháng 3/2010 của nước này là 7,24 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua, Trung Quốc bị thâm hụt thương mại theo tháng. Mặc dù các nhà kinh tế cho rằng thâm hụt xuất hiện một lần và không phải là khởi đầu của một xu hướng mới, nó vẫn có thể khiến quan chức tạm dừng lại trước khi quyết định định giá lại đồng nhân dân tệ. Như vậy, có thể trong trung hạn, vấn đề tỷ giá giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không được giải quyết, và thặng dư TKVL các nước đang phát triển có thể vẫn tăng.
Thứ hai, Các nước đang phát triển chủ động xây dựng DTNH lớn để thu hút FDI, nguồn FDI lớn đến lượt nó làm tăng DTNH của các nước
Điều đáng quan tâm của các nước đang phát triển, không phải là sự phụ thuộc của DTNH vào cán cân thương mại, mà chính là TKV. Cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1997, rồi đỉnh điểm ở Argentina và Brazil là những ví dụ điển hình. Trường hợp những quốc gia này, điều đáng quan tâm không phải là GDP hay xuất khẩu, mà là sự đảo chiều đột ngột của dòng vốn. Xây dựng DTNH mạnh, chính là tạo ra sự đảm bảo với các nhà đầu tư về khả năng tài chính của quốc gia, để từ đó thu hút dòng vốn dài hạn ổn định chứ không phải ngắn hạn, mang tính đầu cơ.
Trong vài thập kỷ qua, một dòng vốn lớn đổ vào các nước mới nổi và hiện nay xu hướng đó vẫn còn tiếp diễn. Trong giai đoạn đầu thập niên 1990, nguồn vốn vào các nước đang phát triển tăng và đạt đỉnh ngay trước khi khủng hoảng Đông Á xảy ra vào năm 1997. Sau một khoảng thời gian đóng băng, dòng ngoại tệ đã bắt đầu tăng lại từ năm 2002. Cụ thể, dòng vốn thuần hàng năm chảy vào các nước đang phát triển trung bình chiếm 3.3% GDP giai đoạn 2003 -2008, riêng năm 2008 tỷ lệ này đạt gần 4.5% do đây là kênh đầu tư đầy tiềm năng và mang TSSL cao, khi thị trường các nước phát triển gần như bão hoà.
Hình 2.7: FDI vào các nƣớc đang phát triển Hình 2.8: Vay nợ ở các nƣớc ĐPT
Nguồn: Tổng hợp từ Economywatch và IMF15
Trong những năm gần đây, dòng vốn từ nước ngoài đã có những thay đổi đáng chú ý. Dòng vốn vào khu vực tư nhân đóng vai trò chủ đạo, FDI chiếm một tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn và nền kinh tế của các nước đang phát triển - nơi nhận những dòng vốn này mạnh và ổn định hơn trước kia16: thâm hụt khu vực công giảm, chế độ tỷ giá linh hoạt hơn, lạm phát thấp hơn và DTNH cao hơn17. Điều đó chứng tỏ rằng, dòng vốn trong thời gian gần đây có thể ổn định và có những tác động tích cực lên nền kinh tế các nước nhận vốn.
Trong thập kỷ vừa qua, tuy dòng vốn vào tương đối ổn định nhưng nợ quốc tế vẫn là một mối lo ngại lớn của các nước đang phát triển. Trong quá trình toàn cầu hoá, việc trao đổi vốn diễn ra khá dễ dàng. Chính điều đó đã khuyến khích vay nợ giữa các khu vực, kể cả khu vực tư nhân. Do vậy, NHTW còn chịu thêm áp lực cung cấp ngoại tệ cho đối tượng này. Điều này sẽ tạo sức ép lên tỷ giá, từ đó tác động lên DTNH nếu NHTW muốn can thiệp để ổn định thị trường ngoại hối. Đây là một trong những động lực mạnh mẽ buộc Chính phủ phải gia tăng DTNH. Quá trình quốc tế hoá càng diễn ra mạnh mẽ, các NHTW càng cần thiết nắm giữ lượng ngoai tệ cao.
15 Về mặt lý thuyết, tỷ số này sẽ được tính toán giữa DTNH và Nợ ngắn hạn, nhưng do giới hạn trong tiếp cận số liệu, đề tài sẽ dùng tỷ số DTNH/ Tổng nợ nước ngoài như một chỉ tiêu tham khảo
16 Trước kia là giai đoạn thập niên 1990, khi khủng hoảng Đông Á xảy ra. Lúc đó, các nước nhận được nguồn vốn nóng, nhưng đa số là đầu tư ngắn hạn (Foreign Portfolio Investment) nên khi có những tín hiệu không tốt từ thị trường, rất dễ xảy ra hiện tượng đảo chiều dòng vốn. Bên cạnh đó, một nền kinh tế nhỏ nhưng nhận được một dòng vốn quá lớn thì không thể hấp thu được, gây ra tình trạng phát triển nóng quá mức, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế đó.
17 IMF. Capital Inflows and Balance of Payment Pressure – tailoring policy responses in emerging ecomonies, 2003
Hình 2.9: Thực trạng vay nợ ở các nƣớc mới nổi và đang phát triển
Nguồn: Tổng hợp từ Economywatch và IMF18
Trong giai đoạn từ đầu thập niên 1990, mức đảm bảo của DTNH trên nợ nước ngoài có những biến động không đáng kể, trung bình đạt 25%. Từ đầu thế kỷ 21, bài học về khủng hoảng nợ của Argentina làm hầu hết các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển, phải tăng DTNH để đảm bảo cho các khoản nợ, kết quả là tỷ lệ DTNH/Nợ tăng liên tục cho đến nay. Đáng kể là, đến năm 2007 mọi khoản nợ nước ngoài đều đã được đảm bảo, thậm chí đến năm 2009, tỷ lệ đảm bảo tăng lên 120%. Ngoài ra, từ năm 1983, tỷ lệ nợ nước ngoài được đảm bảo bởi DTNH của các quốc gia mới nổi luôn cao hơn mức trung bình của toàn thế giới.
Tóm lại, DTNH tăng liên tục trên bình diện thế giới và tỷ lệ nắm giữ của các nước mới nổi tăng dần qua các năm. Nguyên nhân chính là nhu cầu DTNH để phòng vệ trước những biến động lớn của thị trường quốc tế và gia tăng vị thế chính trị.