Trong phần trước, khi ước lượng mô hình Buffer Stock, đẻ xác định chi phí cơ hội đề tài có dùng lãi suất chiết khâu của Việt Nam. Để dự báo cho lãi suất chiết khấu là điều rất khó, trong khi dù có sai lệch chút ít nhưng xác định chi phí cơ hội dựa trên mức lãi suất này ở Việt Nam không khác biệt lớn so với lãi suất chiết khẩu. Nên trong phần này, đề tài sẽ dự báo mức lãi suất cơ bản và dùng vào mô hình để tính toán mức dự trữ hợp lý cho Việt Nam.
Lãi suất cơ bản là cơ sở để các Ngân hàng tính toán lãi suất huy động và cho vay. Theo lý thuyết về Chi phí cơ hội, người dân chỉ gửi tiền vào Ngân hàng khi lãi suất họ nhận được ít nhất phải bù đắp lạm phát trong cùng khoản thời gian. Vì vậy, về lý thuyết, trần lãi suất tiền gửi sẽ không nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát, để đảm bảo lãi suất thực dương.
Từ đó, chúng tôi đề nghị quy trình dự báo lãi suất cơ bản của Việt Nam như sau:
Bảng 3.8: Dự báo lãi suất
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Lạm phát 12,6% 19,9% 6,5% 12,5% 8% 5% 5%
Trần LS huy động 12,6% 19,9% 6,5% 12,5% 8% 5% 5%
Lãi suất cơ bản 8,40% 13,27% 4,33% 8,33% 5,33% 3,33% 3.33%
Lãi suất thực tế 8,25% 14,00% 7% 8%
Sai lệch -0,15% 0,73% 2,67% -0,33%
Nguồn: Tác giả tính toán
Thực tế cho thấy, dự báo bằng phương pháp này vẫn có những sai lệch nhất định. Tuy nhiên, ngoại trừ năm 2009, sự chênh lệch đáng kể (2,67%) do các điều kiện vĩ mô thay đổi mạnh trong thời kỳ khủng hoảng gây ra sai số lớn trong công tác dự báo; các năm còn lại, sai lệch thường dưới 0,7%. Điều đó chứng minh rằng khi nền kinh tế ổn định, phương pháp
dự báo này đáng tin cậy. Do đó đề tài sẽ lấy kết quả này, cho các năm tiếp theo, riêng năm 2009 sẽ lấy theo lãi suất thực là 7%.