Không chỉ có mối liên hệ tương đối chặt chẽ với các khoản nợ, DTNH còn có tác động đáng kể đến những biến vĩ mô khác, như: tiêu dùng, đầu tư vốn, tỷ trọng xuất khẩu và tỷ lệ tăng trưởng GDP. Đây là những biến quan trọng để đo lường mức độ “thể hiện” của một nền kinh tế. Mô hình ký thuyết cho một nền kinh tế mở nhỏ24 cho thấy rằng, khi lãi suất trên các khoản DTNH thấp thì một sự tăng lên trong DTNH sẽ có nhiều tác động:
Tác động phủ định lên tiêu dùng;
Tác động khẳng định lên tỷ trọng xuất khẩu;
Tác động khẳng định lên đầu tư vốn và sản lượng của nền kinh tế, nếu khu vực thương mại (có trao đổi quốc tế) có nhiều vốn hơn khu vực phi thương mại.
Đề tài sẽ ước lượng 4 công thức sau:
Tiêu dùngt/GDPt = c1 (DTNHt/GNIt) + c2 log GNIt (3)
Xuất khẩut/GNIt = d1 (DTNHt/GNIt) + d2 log GNIt (4)
Đầu tưt/GDPt = e1 (DTNHt/GNIt) + e2 log GNIt (5)
ΔGDPt/GDPt = f1 (DTNHt/GNIt) + f2 log GNIt (6) Trong đó:
Tiêu dùng: tiêu dùng nội địa; GDP: tổng sản phẩm quốc nội; Xuất khẩu: tổng số xuất khẩu; Đầu tư: đầu tư vốn nội địa
t là đại diện cho năm. Để tránh hiện tượng phương sai không đồng đều 25, DTNH và xuất khẩu được chia bởi GNI, trong khi tiêu dùng và đầu tư được chia bởi GDP.
Bảng 2.2: Kết quả ƣớc lƣợng tác động của dự trữ ngoại hối
Hằng số C DTNHt/GNIt log GNIt R2
Tiêu dùngt/GDPt 1.1379 – 0.0452 - 0.2472 0.7777
Xuất khẩut/GNIt - 0.5563 – 0.0379 + 0.6552 0.9143
Xuất khẩut/GNIt - 0.0915 + 0.0004 + 0.2585 0.9574
ΔGDPt/GDPt - 0.3323 + 0.0111 + 0.1324 0.1710
Nguồn : Tác giả tính toán
24 Shin-ichi Fukuda and Yoshifumi Ko, 2010: Macroeconomic Impacts of Foreign Exchange Reserve Accumulation: Theory and International Evidence
Các kết quả ước lượng được trình bày như trên. Mối tương quan của DTNH có tín hiệu đáng kể trong các trường hợp.
DTNH có mối tương quan phủ định với tiêu dùng và tỷ trọng xuất khẩu (Kết quả cũng tương tự như kiểm định của Shin-ichi Fukuda and Yoshifumi Ko, 2010). Điều này ngụ ý rằng sự tăng lên trong DTNH làm giảm tiêu dùng trong nước và thu hẹp tỷ trọng xuất khẩu của khu vực thương mại. Trong phạm vi lãi suất, lợi nhuận từ DTNH thì thấp, điều này phù hợp với lý thuyết. DTNH có mối tương quan khẳng định với tỷ lệ tăng trưởng và đầu tư vốn như đã được trình bày trong bảng kết quả. Điều này cho thấy rằng, sự tích lũy DTNH làm tăng tích lũy vốn và phát triển tăng trưởng ở Việt Nam. Theo mặt lý thuyết từ Shin- ichi Fukuda and Yoshifumi Ko thì điều này xảy ra khi khu vực thương mại có nhiều vốn hơn khu vực phi thương mại.
Hình 2.18: Dự trữ ngoại hối và các biến vĩ mô
Nguồn: Tổng hợp từ ADB và IMF
Kết quả từ mô hình cho thấy mối tương quan khá cao giữa DTNH và các biến còn lại, và điều đó cũng phù hợp với kết quả thực tế khi trên đồ thị, giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2009, các chỉ tiêu (biến) đều tăng. Từ năm 1992 khi mà các biến đều gần như xuất phát từ một gốc thì sau đó đã tăng nhiều hơn, mức tăng đã thể hiện được sự tương quan cao hay không cao trong mô hình kiểm định như trên. Mức tương quan càng cao, càng thể hiện sự quan trọng của DTNH đối với các thành phần này.