Tính toán DTNH theo mô hình Buffer Stock

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 49 - 51)

2.3.2.1 Cơ sở lý luận của mô hình

Để xây dựng lượng DTNH hợp lý và đánh giá được chi phí cơ hội trong việc xác định, mô hình Buffer Stock sử dụng tư tưởng một kinh tế rất truyền thống: đó là cân bằng giữa chi phí và lợi ích. Mô hình phát biểu rằng mục đích ban đầu của DTNH là giảm sốc và hấp thụ những dao động của sự mất cân bằng thanh toán các khoản nợ và các khoản giao thương với nước ngoài. Khi thiếu ngoại hối, các nhà chức trách sẽ tập trung bổ sung vào những chính sách để xây dựng lại khoản dự trữ, điều này có thể làm giảm sản lượng. Điều này được định nghĩa như chi phí điều chỉnh vĩ mô. Khi nhu cầu của các khoản DTNH tăng lên đồng nghĩa với việc các chi phí này cũng tăng. Tuy nhiên nắm giữ ngoại hoái mặt khác làm phát sinh chi phí cơ hội. Các bài nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện nhằm tìm ra mức dự trữ hợp lý để tối thiểu hóa tổng chi phí của việc nắm giữ các khoản dự trữ này.

Hellar (1996) xác định mức dự trữ hợp lý liên quan đến cân bằng giữa chi phí biên và lợi ích của việc nắm giữ các tài sản. Sau đó, ống ấy đã so sánh mức dự trữ thực tế và mức dự trữ theo tính toán của mình để kiểm tra xem tính đúng đắn của các khoản dự trữ. Frankel và Jovanovic (1981) mở rộng ý tưởng của Hellar và phát triển một mô hình lý thuyết dựa trên nguồn gốc của việc quản lý hàng tồn kho để xác định mức dự trữ hợp lý. Họ ước lượng nhu cầu cho khoản dự trữ dựa trên cho phí cho việc điều chỉnh vĩ mô và chi phí cơ hội sử dụng chuỗi số liệu thời kỳ 1971-75 với phương pháp xuyên quốc gia của 21 nước đang phát triển. Và những ước lượng của họ có kết quả rất gần với tiên đoán theo lý thuyết. Flood và Marion (2002) trong bài nghiên cứu của mình đã phát hiện ra rằng mô hình Buffer Stock có thể thực hiện tốt trong thời kỳ tỷ giá hối đoái thả nổi như họ đã thực hiên trong giai đoạn theo chế độ tỷ giá Bretton Woods. Disyatat và Mathieson (2001) ước lượng công thức dự trữ kiểu Jovanovic cho 15 nước châu á và Châu Mỹ Latinh, và họ đã tìm ra rằng khủng hoảng tài chính 1997-1998 không gây ra một sự gián đoạn cấu trúc nào trong mô hình. Họ cũng cho thấy rằng, độ bất ổn của tỷ giá cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.

IMF (2003) nghiên cứu trên các nước đang phát triển ở Châu Á, sử dụng mô hình Buffer Stock và kết luận rằng mức dự trữ cao và tăng nhanh ở các nước này giữa năm 1997 và năm 2001 có sự tương quan mật thiết với mô hình, nhưng vào các năm 2002 và 2003, thì các khoản DTNH ở trên tiêu chuẩn được mô hình đưa ra.

Những bằng chứng thực nghiệm như trên có thể xác nhận rằng mô hình Buffer Stock có thể hữu ích trong việc xác định mức DTNH hợp lý cho Việt Nam.

Mô hình Buffer Stock

Mô hình Buffer Stock của Frenkel và Jovanovic (1981) xác định sự biến động của DTNH trong các thời kỳ liên tiếp như một tiến trình Weiner31:

Trong đó:

Rt là mức dự trữ được nắm giữ tại thời điểm t;

W(t) là tiến trình Weiner chuẩn với trung bình bằng 0 và biến đổi t. Tại mỗi thời điểm của sự phân phối DTNH được thể hiện như sau:

Trong đó:

R* đại diện cho mức DTNH hợp lý;

là một phần của sự thay đổi tức thời trong khoản DTNH; là độ lệch chuẩn của của số gia Weiner trong dự trữ..

Như trên đã trình bày, mô hình này được thực hiện nhằm tối thiểu hóa hai loại chi phí: (1) chi phí của sự điều chỉnh khi khoản DTNH ở dưới mức mong muốn và (2) các khoản kiếm được trên việc nắm giữ khoản dự trữ đó. Công thức của về mô hình có thể được trình bày như sau:

Trong đó:

c, r và là chi phí cố định của việc điều chỉn;

chi phí cơ hội của việc nắm giữ DTNH và độ lệch chuẩn trong sự thay đổi dự trữ.

Mô hình ước lượng có thể được viết như sau:

Trong đó ut là các độ nhiễu.

Công thức trên được xem như hàm xác định mức hợp lý cho khoản dự trữ trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm. Theo như lý thuyết thì các hệ số b1= 0.5 và b2 = -0.25, nghiên cứu của Frenkel và Jovanovic (1982) đã ước lượng các hệ số này và nó cũng gần như những gì lý thuyết đã đề cập. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đó ví dụ như Flood và Marion (2002), Ramachandran (2004) đã đưa ra những giá trị khác nhau của các hệ số. Sự khác biệt này có nguyên nhân từ việc số liệu của mô hình, phương pháp ước lượng cũng như các biến được thêm vào.

Một phần của tài liệu Dự trữ ngoại hối bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 49 - 51)