Để đánh giá chi phí khi nắm giữ luồng ngoại tệ là không dễ. Hauner (2006) đã thực hiện đo lường chi phí tài chính của dự trữ ngoại hối cho 100 quốc gia. Sự cố gắng của Hauner là một bước quan trọng trong việc ước lượng chi phí của các nước đang phát triển bởi vì sự tăng lên mạnh mẽ trong nguồn dự trữ của các nước này. Tuy nhiên, ông cũng gặp phải những khó khăn trong quá trình thực hiện của mình (như việc thiếu số liệu chi phí cất trữ, hay sự phức tạp của những tiền tệ khác nhau trong rổ dự trữ).
Nắm bắt được những khó khăn này, đề tài đưa ra một phương pháp tính chi phí cơ hội bằng cách so sánh lãi suất của trái phiếu Mỹ và lãi suất của Việt Nam theo phương pháp tính: Ln(1+i)/(1+ius)21 – trong đó i là lãi suất chiết khẩu của Việt Nam, còn ius là lãi suất trái phiếu Mỹ thời hạn một năm.
21 Đây cũng chính là cách tính chi phí cơ hội để ước lượng mô hình Buffer Stock sẽ được trình bày trong những phần kế tiếp
Rổ dự trữ của Việt Nam gồm các thành phần chính như đôla Mỹ (USD), EURO, vàng… Tuy nhiên để đơn giản hóa cách tính toán và xem xét được thực trạng của chi phí cơ hội, đề tài xem như rổ dự trữ của Việt Nam toàn bộ gồm USD.
Hình 2.16: Chi phí cơ hội của việc nắm giữ ngoại hối
Nguồn: Tính toán của tác giả
Từ phương pháp này, đề tài tính được các khoản chi phí cơ hội của việc nắm giữ lượng ngoại tệ và phần trăm trên GDP. Tình hình khoản chi phí này nằm dưới 700 triệu USD, một con số không quá lớn. Đồng thời nếu so sánh với GDP thì khoản chi phí này chiếm dưới 1% GDP. Trong điều kiện nắm giữ DTNH nhằm các mục đích khác nhau cho nền kinh tế thì có thể đánh giá được rằng mức 1% GDP là co thể chấp nhận được.