- Người lao động hưởng trợ cấp mất việc
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, TCVN: 7435-1 & 2:2004 PCCC
TCVN: 7435-1 & 2:2004 PCCC TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM, TCVN: 439/BXD-CSXD, KHOẢN 11.9
• Phải được kiểm tra mỗi năm ít nhất 1 lần sau khi đưa vào hoạt động • Phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống ít nhất 2 năm 1 lần • Tín hiệu âm thanh khi báo cháy và báo sự cố phải khác nhau • Trung tâm của hệ thống báo cháy phải có hai nguồn điện độc lập - Nguồn 220V xoay chiều
- Nguồn ắc quy dự phòng có dung lượng phải đảm bảo ít nhất 12 giờ cho thiết bị hoạt động ở chế độ thường trực và 1 giờ khi có cháy
Nút báo cháy:
• Lắp bên trong cũng như bên ngoài và lắp trên tường ở độ cao từ 0,8m đến 1,5m tính từ mặt sàn hay mặt đất
• Lắp trên các lối thoát nạn, chiếu nghỉ cầu thang ở vị trí dễ thấy • Khoảng cách giữa các hộp nút ấn báo cháy:
- Ở bên trong: không quá 50m
- Ở bên ngoài tòa nhà là 150m và phải có kí hiệu rõ ràng
• Các hộp nút ấn báo cháy có thể được lắp theo kênh riêng của trung tâm báo cháy hoặc lắp chung trên một kênh với các đầu báo cháy
Bình chữa cháy phải được:
• Bảo quản trong điều kiện nạp đầy và sử dụng được
• Để liên tục ở đúng nơi quy định trong suốt thời gian chưa sử dụng • Đặt ở nơi dễ thấy, dễ tiếp cận và dễ lấy ngay lập tức khi có cháy • Đặt trên giá móc hoặc đặt trong hộp trừ xe đẩy chữa cháy • Không được bị che khuất hoặc không nhìn rõ
• Phải có biển báo để chỉ dẫn rõ nơi đặt bình và có hướng dẫn sử dụng rõ ràng bằng tiếng Việt
• Phải được kiểm tra định kỳ khoảng 30 ngày
Chất chữa cháy cho từng loại cháy
• Loại A: Bình Co2: Phù hợp với các loại cháy có chứa giấy, vải, gỗ, nhựa và các loại khác
• Loại B: Bình bột: Phù hợp cho các loại cháy có chứa dầu, sơn, và chất lỏng khác … • Loại C: Bình loại C: Phù hợp với các loại cháy có chứa khí ga, bình ga, và cháy
điện…
9.11.9 hệ thống báo cháy