LUẬTLAO ĐỘNG, ĐIỀU 62 NGHỊ ĐỊNH 114/2002/NĐ-

Một phần của tài liệu Hướng dẫn luật lao động cho ngành may (Trang 25 - 26)

NGHỊ ĐỊNH 114/2002/NĐ- CP, ĐIỀU 8

LUẬT LAO ĐỘNG - ĐIỀU 60, 67, 89 67, 89

NGHỊ ĐỊNH 114/2002/NĐ-CP – ĐIỀU 9 – ĐIỀU 9

LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 32LUẬTLAO ĐỘNG, ĐIỀU 23 LUẬTLAO ĐỘNG, ĐIỀU 23 THÔNG TƯ 17/2009/TT- BLĐTBXH, ĐIỀU 1

LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 62NGHỊ ĐỊNH 114/2002/NĐ- NGHỊ ĐỊNH 114/2002/NĐ- CP, ĐIỀU 14, KHOẢN 2 7.5 chi trả Lương

7.6 khấu trừ Lương

7.7 Lương thử việc/Lương học việc/Lương mÙa vụ

7.8 Lương ngừng việc

Lương được trả như sau:

• Trực tiếp, đầy đủ, đúng thời gian quy định và tại nơi làm việc • Được trả bằng tiền mặt; bằng séc, chuyển khoản

• Thời hạn thanh toán lương trễ tối đa không quá 1 tháng. Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, người sử dụng lao động phải trả thêm tiền lãi theo lãi suất ngân hàng

• NSDLĐ không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức trừ lương của NLĐ • NLĐ có quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình • Trước khi khấu trừ tiền lương của NLĐ, NSDLĐ phải thảo luận với BCH CĐ

• Trường hợp khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng

• Lương thử việc: Doanh nghiệp có quyền thỏa thuận với NLĐ về lương thử việc ít nhất bằng 70% mức lương của vị trí đó sau thời gian thử việc nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu

• Lương học việc: Trong trường hợp người học việc có làm ra sản phẩm thì mức lương sẽ do 2 bên thỏa thuận lương sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do nhà nước quy định

• Lương mùa vụ: Được trả như những lao động bình thường khác nhưng được trả thêm những khoản khác theo mục 8.4.1

Ngừng việc là việc ngừng sản xuất trong thời gian làm việc do lỗi của NSDLĐ hoặc lỗi của NLĐ hoặc lý do bất khả kháng, thiên tai, sự cố điện, nước:

• Người sử lao động phải trả đủ lương cho NLĐ nếu ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động

• Nếu ngừng việc do lỗi từ phía NLĐ thì người đó sẽ không được trả lương cho những giờ ngừng việc. Những người khác vì sự cố này mà phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

• Trong trường hợp khác, sẽ được trả theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Ví dụ: Mức lương áp dụng đối với công nhân may chính thức tại nhà máy Fortune là 1.600.000 đồng/tháng. Anh Phương xin vào làm tại nhà máy. Mức lương nhà máy trả cho anh trong thời gian thử việc là: Lương thử việc = 1.600.000 x 70% = 1.120.000 đồng/tháng

Do mức lương này thấp hơn mức tối thiểu quy định là 1.350.000 đồng/tháng (vùng II). Do đó, nhà máy quyết định trả công nhân thử việc bằng với mức lương tối thiểu quy định là 1.350.000 đồng/tháng.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn luật lao động cho ngành may (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)