- Người lao động hưởng trợ cấp mất việc
THÔNG TƯ 19/2003/TT BLĐTBXH, MỤC
8.7.4 các trường hợp không Được áp dụng kỷ Luật
8.7.5 yêu cầu khi xử Lý kỷ Luật
8.7.6 trách nhiệm vật chất
• NLĐ nghỉ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ • Bị tạm giam, tạm giữ
• Chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh • NLĐ nữ có thai, nghỉ thai sản, NLĐ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
• NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ
• Có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trừ việc xử lý kỷ luật lao động bằng miệng
• Đương sự phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ người khác bào chữa • Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành văn bản và có ý kiến và chữ ký của
đương sự, đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật
• Quyết định sa thải phải được gửi cho Sở Lao động, thương binh và xã hội kèm theo biên bản xử lý kỷ luật lao động
• NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương (tham khảo mục 7.6)
• NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tuỳ trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường; trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường
Ví dụ: Ngày 19/5/2009, sau khi họp với Ban chấp hành công đoàn và cô Thảo, nhà máy A đã ra quyết định kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương trong vòng 6 tháng do làm mất hàng của công ty. Tuy nhiên cô đang nuôi con nhỏ ở tháng thứ 6 nên quyết định kỷ luật này sẽ được áp dụng kể từ ngày 01/01/2010.