Ngợi ca, khẳng định con ngời và cuộc sống hôm nay là một trong những cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn Dạ Ngân. Qua khảo sát, chúng tôi xác định đợc những kiểu loại chủ yếu sau:
2.2.2.1. Ngợi ca giá trị truyền thống
Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa đợc xem là cái gốc của văn hoá Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà nhân - nghĩa lại đợc xếp ở vị trí quan trọng trong hệ thống nhân - lễ - nghĩa - trí - tín khi ngời ta bàn tới phẩm chất con ngời. Xa, thay Lê Lợi bá cáo với công chúng về việc đã việc dẹp tan quân Minh xâm lợc, khởi nghĩa toàn thắng, đất nớc hoàn toàn độc lập; Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo cũng đã khẳng định giá trị của truyền thống dân tộc:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cờng bạo”
Nay, truyền thống ấy không những không bị phai nhòa, ngợc lại còn phát huy tốt nhất giá trị lịch sử của nó - trong điều kiện và thời điểm nhất định với những biến thái đa dạng và phong phú. Trong xu thế chung, ngợi ca truyền thống cũng là một đề tài hớng tới của thể loại truyện ngắn. Thế nên nhà văn Việt sau đổi mới ngoài việc nhìn thẳng vào sự thật, phê phán thói xấu con ngời cũng đã dành lợng không nhỏ bút lực cho cảm hứng ngợi ca khẳng định.
Nắm bắt cuộc sống tinh nhạy, Dạ Ngân đem đến cho độc giả cách nhìn nhận mới về những tấm lòng nhân nghĩa đời thờng qua văn phẩm chị. Một tấm chân tình giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn giữa bốn bề sông nớc của ngời đàn ông tên Bảy Tháo đối với Năm Gấm và T Tầm: nghe tiếng kêu cứu, cha con Bảy Tháo đã không nề hà mà bơi đến ngay giúp đỡ ngời bị nạn. Bảy tận tình cạo gió, bắt Năm ăn gừng sống và nằm ấm để hết cảm lạnh, anh lại làm cho T cái sào để cô phơi đồ cho mau khô. Cha hết, hai cha con còn tất bật nấu cháo gà rồi lấy uy đàn ông để át đi khi hai ngời đàn bà từ chối món cháo ấy (Gặp ở Giáp Nớc). Hành động đó là gì nếu không là biểu trng của nhân nghĩa đời th- ờng?
Truyện ngắn Cùng trời cuối đất là câu chuyện của những tấm lòng tự thấy mắc nợ ân nghĩa và mong muốn đợc trả đáp. Đó là cái tình gắn chặt niềm tri ân cùng bạn đọc của ngời kể chuyện xng “tôi”: “Tôi thấy mình khi thì giống một bác sĩ, khi lại nh một cha xứ đang nghe ngời ta xng tội qua một bức vách, khi lại nh một ngời mẹ có những đứa con đang gục vào lòng mình xin che chở... Tôi đã đợc toà báo chọn làm cái việc lắng nghe rồi tìm cách dội từ tâm của mình lại, nh một vách núi mẫn cảm. Tôi cố gắng hồi đáp không bỏ sót một ai, nhiều th cảm ơn lần hai lần ba mĩ mãn, nhng cũng có những khi tôi ngóng chờ một tín hiệu báo an mà không thấy gì cả. Bồn chồn nh mình đã làm một việc với h không. Bứt rứt nh ngóng một ngời thân ở chân trời. Đúng là ngóng một ngời thân, vì có thể mình không biết mặt họ nhng mình đã đợc nhìn tận bên trong nỗi đau của họ”. Nhân vật “tôi” đại diện cho toà báo, trả lời những khúc mắc của bạn đọc. Có lần chị nhận đợc lời tâm sự của một ngời tên là Thực, anh xin t vấn. Chị rất xúc động - “tôi nhớ cảm giác đau ran trong ngực hôm tôi đọc lá th trên... Và tôi muốn một chuyến đi, tôi sợ ngời ấy
buông xuôi và một lần nữa lại làm hỏng cuộc đời của cả hai ngời. Hơn hết, tôi muốn nhìn thấy một chân dung, thấy một trái tim mãnh liệt và sâu sắc”.
Là cả tình yêu gắn liền cái nghĩa bền chặt của một anh Thực Đồng Châu khi nhất thời bỏ đi trong đợi chờ mòn mỏi của cô gái: họ giành cho nhau tình cảm trong suốt thánh thiện khi còn là những cô cậu học trò. Hết đại học, anh về tha chuyện cới xin, mẹ anh lắc đầu nói không, bảo đấy là con riêng của bố anh! Quá choáng váng, anh ra đi và đến một nơi xa lắc. Anh đã có con với một ngời đàn bà anh không yêu... Một lần trở về quê, mẹ anh đã mất, cô gái anh yêu đang ngồi tù. Mẹ cô khóc rằng tất cả những điều mẹ anh nói là không đúng. Có lẽ do mẹ anh ghen với vẻ trẻ đẹp của ngời đàn bà ấy, ngời đàn bà mà bố anh từng có tình ý - nên cố tình nói thế nhằm chặn đờng đi lối lại với gia đình kia. Thực đau khổ trớc sự thật của quá khứ và hiện tại. Nhân vật liên tiếp sống trong những giằng xé nội tâm: “Suốt mời mấy năm qua cô ấy đã đợi tôi, hy vọng u tôi còn sống là tôi sẽ trở về. Cô ấy đã bỏ ngoài tai tất cả lời tỏ tình của những ngời đàn ông để chỉ chờ tôi. Khi u tôi qua đời, cô ấy lại hy vọng rằng tôi sẽ biết tin bằng linh cảm mà trở về. Nhng tôi vẫn biệt tăm. Và rồi cô đã nghe theo bạn bè rủ rê lên biên giới đi buôn. Giá nh hồi ấy tôi bình tĩnh, giá nh...”. Rồi anh viết th cho chuyên mục, không xin giải pháp, chỉ muốn san sẻ và đợc động viên khi anh đang có một đứa con nh sợi dây buộc chặt, khi chị còn 5 năm ngồi tù, và khi anh chị vẫn còn yêu nhau. Anh đau đớn bộc bạch: “chúng tôi yêu nhau từ lúc mái đầu còn cha đủ xanh kia mà. Liệu chúng tôi còn đợc khoẻ mạnh để về với nhau nữa không đây?”.
Sống vì nhân tâm, tồn tại vì cái nghĩa, con ngời giữa cuộc đời vì cái tình mà khẳng định và làm nên giá trị chính mình. Hiện thực đã minh chứng điều đó. Lịch sử dân tộc Việt chẳng phải đã chiến thắng quân xâm lợc bằng những giá trị nội lực đó hay sao?
2.2.2.2. Khẳng định nhân cách con ngời trớc sự biến đổi của nền kinh tế thị trờng
Xã hội hiện đại đặt con ngời trớc bao thử thách, một trong số đó là thử thách của nền kinh tế thị trờng. Văn học giai đoạn này ngoài nhiệm vụ chỉ ra những tác động tiêu cực, còn lấy cơ chế mới làm phép thử - mục đích là để khẳng định giá trị con ngời: những xô bồ tất bật khiến không ít ngời vô tình lãng quên giá trị văn hoá truyền thống, lãng quên tình cảm quê hơng và gia đình thân thuộc, để khi nhận ra thì đã muộn màng và không thể lấy lại những
gì đã mất. Nhng cũng môi trờng ấy, lại có ngời khác bỏ qua danh lợi mà trở về cội nguồn để bày tỏ tình yêu thơng với ngời đã sinh thành ra mình. Anh, vị trí xã hội là một giám đốc tầm cỡ vẫn thu xếp một buổi về quê với má, rồi lại nảy ra ý định cùng má đi chợ. Khỏi nói má anh vui thế nào. “Một thúng khế. Một chục dừa khô. Một mớ chanh tơi và một nhúm ớt hiểm... tất thảy là niềm vui bổ trợ vào giá trị tinh thần mà má tởng đã mất theo tuổi già. Nhu cầu tiền nong và đời sống ở đây đã bị xếp xuống hàng thứ”. Thế mà, những ngời bạn vong niên đã gặp và nhìn anh với ánh mắt thơng hại, ngỡ anh là chàng giám đốc ngã ngựa vậy. Họ tởng anh thất thế nên phải ngồi ở góc chợ quê này. Duy chỉ có ngời lính trinh sát bạn anh là hiểu và tán đồng với anh bởi ngời ấy biết đó là món quà tinh thần anh giành cho bà má của mình, còn để khẳng định “hãy còn nguyên đấy cái giá trị con ngời mà má hằng sợ con đánh mất” (Chiều thanh thản).
Giá trị con ngời đợc đánh giá qua nhiều góc độ, nhng nếu xét về giá trị bên trong lại đợc biểu lộ ở t chất và nhân cách con ngời. Luận văn này do hạn định, chúng tôi tập trung tìm hiểu giá trị con ngời qua nhân cách với những biến thái của nó. Trong Thợ vẽ truyền thần, cuộc sống mu sinh đã đặt ngời hoạ sĩ già trớc tình thế phải truyền thần lại bức ảnh - mà dù có cố gắng đến mấy ông cũng không thể khoác lên hồn xa cái bộ cánh của ngày hôm nay. ấy là khi anh chuyên viên cấp dới của vị chủ tịch đa đến tấm ảnh chung ngày xa (khi vị chủ tịch đơng thời còn là anh cán bộ thanh vận: “chỗ nào ngời ấy đăng đàn, chỗ đó trăm phần trăm thanh niên đăng ký tòng quân”, với một “ngời vợ gan góc đã dám gởi hết bốn đứa con nhỏ cho ngời dng để đợc tham gia kháng chiến và ở một ngành đờng dây chị cũng sáng chói nh chồng”) - yêu cầu hoạ sĩ tách thành hai bức chân dung thiệt lớn. Và dĩ nhiên, ảnh của anh phải mang chiếc áo lớn, cũng cần có cà vạt; ảnh của chị cũng cho mặc áo dài luôn thể. Nh thế mới hợp vị trí anh Hai bây giờ và “sắp tới, có phòng truyền thống trong trụ sở ủy ban, bọn cháu định đa bức truyền thần vô đó”. Hoạ sĩ Hà đã thử theo yêu cầu của khách tới ba lần, nhng lần nào ông cũng thấy bức hoạ mới “nh một cái cây đã đợc đẽo gọt, nó thiếu sức sống và sự chân thực”. Và lần cuối cùng thì “ông cảm thấy ngao ngán nh ông vừa a tòng với một hành động phản bội nào đó, phải, ông đã phản bội chính cái ngời trong bức ảnh mà ông có nhiệm vụ phải “làm mới” lên”. Chính khi ông khoác lên họ những thứ theo yêu cầu của anh chuyên viên, thì cũng là lúc ngời này biến thành ngời khác.
Có sự giằng xé nội tâm của ngời hoạ sĩ già: lơng tâm nghề nghiệp với bận tâm đời thờng. Để cuối cùng, chiến thắng tất yếu thuộc về cái tâm - cái mà tiền bạc không thể mua nổi. Bức truyền thần mang hình thức mới trong cái hồn cũ, vì thế đã không bao giờ ra đời theo ý nguyện của ông chủ tịch.
Truyện ngắn Cổ thụ, nhân cách con ngời gắn chặt với cái tài: già làng Kha-leng đầy tâm huyết đã cùng dân Sóc dùng cây sao cổ thụ làm thành một chiến thuyền. Nó thành niềm tự hào của dân bản. Trong một buổi đua ghe, chiến thuyền của dân Sóc đã bị kẻ gian chơi xấu: khi còi hiệu vừa ré lên, chiếc ghe hung thần của Lu Khang đã gian đợc nửa mái dầm. Cha hết, khi tầm mắt trọng tài không quán xuyến nổi, “Lu Khang đã cả gan dùng hai tay làm dầm, máu cộng trừ trong hắn đang bất chấp hết thảy”. Cái xấu trong hoàn cảnh ấy vô tình làm bật nổi cái cao cả. Hình tợng Kha-leng vì thế càng trở nên lồng lộng: “Kha-leng lại mím môi im lặng, hai tay Già vẫn giữ chữ trung với nghề đua, với uy tín dân Sóc”, bằng nỗ lực tự thân, Già mong đợi chiến thắng xứng đáng. Nhng vì không biết gian, Già đã chịu luồng bơi định mệnh nên chiếc
ngo của Già thua địch thủ đúng hai tấc... Buổi lễ cất ghe, nhiều ngời xin thọ giáo. Già chỉ mỉm cời bình thản vẽ xuống sân chùa một chữ mà “nó giống hình một cái cây với đôi rễ chắc nịch bập vào đất. Nhìn kỹ nó lại giống hình ngời, một con ngời đang chăm chỉ cất bớc”. Với Già, sống trên đời cần có chữ nhân, nh thế mới là một con ngời theo đúng nghĩa nguyên sơ của nó.
2.2.2.3. Đề cao phẩm chất thiên bẩm vốn có ở ngời phụ nữ
Những ngời đợc xem là “một nửa của nhân loại” và đóng vai trò “giữ lửa” cho gia đình - luôn là đề tài đợc nhắc đến trong văn học các thời kỳ. Từ xa đến nay, tuy ngời phụ nữ phần lớn phải gánh chịu những đau khổ, cả sự hi sinh, mất mát lớn lao; nhng dù trong hoàn cảnh nào tâm hồn họ vẫn ánh lên vẻ đẹp dịu dàng mà nhân hậu, vị tha mà bao dung.
Văn học ngày nay nói chung, truyện ngắn Dạ Ngân nói riêng khi viết về khủng hoảng tinh thần (do sự chi phối của hoàn cảnh mới), những mặt trái của cơ chế thị trờng, bi kịch tình yêu, sự rạn nứt gia đình truyền thống... trong sự “phải chịu đựng” đầu tiên là nữ giới - là để tạo thế đứng, là bàn đạp để nói đến vẻ đẹp mới: muốn tự khẳng định mình, thể hiện mình và cả dám sống thực với mình của ngời phụ nữ hiện đại.
Sự dịu dàng đoan chính của ngời vợ đã khiến ngời chồng một lần lỡ chung chạ với ngời đàn bà khác - ân hận mà trở về bên gia đình của mình: “Ba
có lỗi lắm. Kỳ này mình bán ghe bán máy hết. Nghèo mà có nhau”. Còn là cách hành xử tuyệt vời của bà khi con cái có thái độ không chuẩn mực với cha chúng: “Chuyện dỡ lở vừa rồi khó ai tránh đợc. Ba có lửa mà ghe chở toàn rơm. Má không trách ba thì tụi con cũng không có quyền lên án ba. Mình coi nh ba bị tai nạn ghe cộ dọc đờng”. Là cả thái độ cơng nghị nhng cũng rất vị tha, khi một lần đi đâu đó vài ba ngày, bà ôm về đứa bé trai còn trong tháng: “Có một ngời cha già cũng không trẻ bảo bà làm ơn nuôi giùm đứa con lạc lòng này để tui đi lấy chồng”. Rồi bà điềm nhiên giục con đi sắm sanh các thứ cho em bé, bà không có thời gian cho riêng mình để mà nghĩ ngợi hay so buồn. Hi sinh nh thế không phải ai cũng làm đợc! (Cho hàng cây đã mất) Ngay cái tiêu đề Lòng tốt đàn bà cũng đã gợi hình ảnh về kiểu phụ nữ chân thành và nhân hậu. Chuyện về tấm chân tình của một ngời đã có gia đình đang bận lòng vì tình cảm của một gã trai đối với chị. Chị yêu chồng vô cùng, yêu tới mức có thể tâm sự cùng anh sự ngỡng mộ của một ngời khác giới: “chị biết càng lúc càng rõ rằng chàng trai trong vắt ấy đang làm xiếc, đang cố đi thăng bằng trên sợi dây nội tâm của cậu ta. Chị cảm động, chị thỏ thẻ với chồng tấm tình đó và chị bùi ngùi, nh ngời ta đứng trớc điều thiêng liêng”. Tr- ớc một ngời chồng lừng lững, một gia đình viên mãn và cái công việc với những sách vở, chị hoàn toàn mãn nguyện với hạnh phúc bé nhỏ của mình. Thế nên chị đã tìm phơng án giúp cậu chàng thoát khỏi tình trạng bất lợi này: gợi ý bằng chuyện về quê, chuyện cới vợ, chuyện thiết thân của mọi ngời cốt để cậu ta nhận ra tuổi tác và cuộc sống bất thờng của mình. Nhng đáp lại là sự lặng im của đôi mắt bất động đỏ căng nh sắp vỡ thành máu, khiến “một tình thơng vô biên tràn ngập trong chị... Lẽ nào chị không thể là liều thuốc khi con bệnh hấp hối đang cần?”. Chị thấy cần động viên cậu ta, nhng không gian họ đang ngồi có vẻ không thích hợp. Bằng tất cả sự thận trọng, khổ tâm, bàn tay chị men tới bàn tay kia vỗ về: “Hay mình tìm chỗ nào đi!”. Thật bất ngờ, ném trả lại cho chị là tia mắt tê điếng của cậu chàng, nh thể cái lời chị nói ra là một sự gạ gẫm. Chị chợt lặng đi vì đau đớn trớc tình huống đó.
Nh một chiến sĩ trinh sát bám chặt số phận từng cá nhân, Dạ Ngân phát hiện ra bi kịch chủ yếu của ngời phụ nữ vốn xuất phát từ những câu chuyện tình, từ những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống gia đình. Có điều nhân vật nữ của chị tuy đau khổ nhng không bi lụy, bất hạnh nhng không đớn hèn; hầu hết họ đều “sống” theo cái nghĩa đúng đắn nhất. Nhà văn Dạ Ngân vì thế mà
đợc nhận xét là rất có duyên khi đi sâu miêu tả thế giới nội tâm nhân vật nữ - trong những tiếng thở than thầm kín, trong khát vọng hạnh phúc cá nhân, trong cả niềm tin tơi sáng vào ngày mai đáng sống và đáng cống hiến.