Nhân vật trong quan hệ hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn dạ ngân (Trang 71 - 72)

Gia đình là tế bào của xã hội. Sự êm ấm, hạnh phúc trong mỗi gia đình là cơ sở, nền tảng cho xã hội phát triển. Đặt nhân vật trong hoàn cảnh sống đặc biệt, Dạ Ngân muốn để nhân vật trải qua thử thách, từ đó cá tính nhân vật đợc bộc lộ sắc nét. Lấy không gian hẹp là không gian gia đình, nhà văn đề cập đến những vấn đề mang tính xã hội: có mâu thuẫn, ly hôn, có cả những cuộc hôn nhân không hạnh phúc… Tác giả tập trung bút lực thể hiện những bất hạnh trong đời sống gia đình mà một trong những nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ ấy là hôn nhân không tình yêu, hoặc tình yêu đã chết theo thời gian vì một trong hai cá nhân không còn thấy hứng thú khi khám phá về nhau.

ở truyện ngắn Ngời thơng mến, Dạ Ngân đặt nhân vật Thuyên trong tình huống khó xử giữa một bên là tình yêu với một bên là trách nhiệm: chán ngán cuộc sống hiện tại với ngời chồng luôn coi vợ nh mụn búp bê tủ kính Ipsen; không tình yêu, nàng nhanh chóng tàn đi nh cái cây bón nhầm thứ thuốc độc. Dù vậy, nàng vẫn không bỏ chồng vì nàng quá nhiều lòng nhân với những đứa con; với cả đức ông chồng sẵn sàng đốt sạch phá sạch. Bi kịch của nàng là chỗ ấy - không còn tình yêu nhng vẫn cố sống trách nhiệm với nhau. Đó là bản án tử hình cho cuộc đời nàng.

Ngọn nến phập phồng là truyện ngắn minh chứng cho sự tan vỡ gia đình do chính chủ nhân của nó tạo ra. Ngữ cùng hai ngời bạn khi còn trẻ đã rất có tình ý với Thụy. Nàng là vùng “phi quân sự”, là bàn thờ mà những ngời đàn ông kiếm cho phần hồn của mình. Rồi khi không thể chạm vào cõi thiêng, lẳng lặng và lần lợt, họ đều cới vợ. Nàng cũng có cho mình một đứa con riêng… Ngữ cới vợ nhng không có con, anh rất sung sớng khi bé Trà - con gái của Thụy - đợc bà ngoại nó trao cho vợ chồng anh (bà và Ngữ đều biết đó là con riêng của Thụy, song họ không nỡ đánh mất niềm tin của trẻ, họ nói Ngữ là cha đẻ của bé. Những ngời trong cuộc đều rất hạnh phúc). Khi ngoại mất, Ngữ đơng nhiên là nơi để bé Trà nhận sự che chở. Sự có mặt của cô bé trong căn nhà cha từng có trẻ con ấy đã khiến vợ Ngữ ghen lồng lên và có những

hành động đáng tiếc dẫn đến sự tan vỡ không đáng có trong gia đình của họ: vợ Ngữ đa bé Trà đến bệnh viện thử máu, nghi nó mắc si-đa, xem nó có phải là con vãi con rơi của chồng hay không. Cha hết, chị ta còn để cả lũ đồng nghiệp của mình vây quanh con bé rồi ồn ào: “vậy thì đằng nào cũng phải đa thằng bố phóng đãng của nó tới đây một thể chứ!”. Chị chàng hả hê bởi hành động ấy trớc hai cha con Ngữ. Bình tĩnh, Ngữ định cùng con về ngoại cho nguôi cơn giận của vợ, nhng nh đợc thể, chị chàng xoe xoé: “Tôi thề sẽ lấy đ- ợc máu anh, tôi sẽ làm cho ra lẽ, tôi là ngời không khoan nhợng dễ dàng, anh nhớ chứ! Anh đi, vâng, anh cứ đi, nhng chỉ có tôi mới biết rõ máu con buôn trong anh đậm nhạt cỡ nào, không đậm sao anh hăng hái với căn hộ nội thành nhà nó, với đám họ hàng bơ sữa lũ nó? (…). Hãy đợi đấy, đi đi và hãy đợi đấy!”. Ngữ ù lên vì những lời lẽ khủng khiếp ấy. Vậy là nàng, vợ anh đã ra khỏi anh, chứ không phải anh ra khỏi nàng. Anh thấy mình bây giờ phải sống có ý nghĩa, sống cho bé Trà - cái ngọn nến rất trắng đang cho anh ánh sáng phập phồng của lòng trắc ẩn. Anh không thể rời tay vun đắp ra khỏi nó vì nó phải cháy cho chính mình và cho cả phần đời của anh nữa!

Hạnh phúc phải bắt nguồn từ tình yêu, sự cảm thông đến từ hai phía; cả sự ý thức và trách nhiệm của mỗi thành viên. Do đó mỗi cá thể trong gia đình phải sống thật lòng và phải biết tự quyết định lấy hạnh phúc cho mình. Sự hèn nhát thiếu bản lĩnh; sự ghen tuông mù quáng và có khi chấp nhận thực tại khi nó đã mục ruỗng - cũng đều có thể dẫn đến bi kịch đớn đau cho mỗi cá nhân sống trong gia đình.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn dạ ngân (Trang 71 - 72)