Giọng điệu chiêm nghiệm suy t

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn dạ ngân (Trang 78 - 80)

Tự nhận là ngời đã đủ chín khi nhìn lại cuộc sống của mình, Dạ Ngân bằng sự trải nghiệm cá nhân đã đa vào truyện ngắn những suy nghĩ, những phán xét về cái đã qua; có khi đợc nâng lên ở mức khái quát triết lý về con ng- ời, về xã hội. Tuỳ theo cách sống và nguyên tắc ứng xử, tuỳ sự hiểu biết và vốn sống, tuỳ cả điều kiện hoàn cảnh riêng mà nhà văn để nhân vật có đợc giọng điệu phù hợp trong vai trò của mình.

Nhà văn trao lời cho nhân vật ngời kể chuyện giấu mặt, nhng hiểu biết lẽ đời một giọng triết lý độc đáo về tình cảm mà đấng sinh thành thờng giành cho con cái: “Ba con ngời, má chị, chị và con gái nh đang đứng trong cùng một đội hình, ngời nầy chỉ thấy cái ót của ngời kia và phía trớc là thời gian và những nỗi lo muôn đời. Nớc vẫn từ nguồn chảy dốc ra từ phía sau nh vậy, róc rách, âm thầm và cũng muôn đời nh vậy”. Lại trao cho nhân vật ngời mẹ khi đã đi gần hết cuộc đời mình, khi đã chứng kiến cái nghiệp văn chơng của con - khái quát một cách thần kỳ rằng: “Mầy làm cái nghề gì quanh năm chẳng thấy thiên hạ biếu xén gì trơn!”. “Làm cái nghề gì moi tim moi óc chết sớm có ngày!”. Đó là cách nói kiệm tiện nhng rất giàu hình ảnh (Nớc nguồn xuôi mãi).

Còn đây là lời của nhân vật “Ta” - một ngời xem thờng danh vọng, biết trân trọng những ngời lao động chân chính: chứng kiến cảnh không nhà cửa, phải lấy toa-lét của bệnh viện làm nơi ngụ c của mẹ con cái cô gầy đủi, nhng vẫn lao động và sống bằng đồng tiền chân chính; cảnh hai bà cháu nhà quê vạ vật nuôi nhau: để có tiền chữa bệnh cho bà, thằng nhỏ độ chừng mời hai, không dép, quần áo cũ sờn, già hốc so với tuổi đã làm tất cả những việc có thể để bà cháu nuôi nhau qua ngày... Nhân vật “Ta” xót xa trớc cảnh tợng đó và tìm cách giúp đỡ nhng không làm thơng tổn đến lòng tự trọng của họ. Một lần cô ngỏ ý với bà cụ: “Cháu muốn nhờ cháu của bác đi mua cơm giùm, bác cho phép nó không?”. Bà lão lúng túng nhng xởi lởi: “Đâu có gì đâu, cô! Tui chỉ sợ tay chn nó hổng đợc sạch sẽ!”. “Ta” những muốn kêu thầm: “Trời ơi, chắc chắn tay nó phải sạch gấp trăm lần tay của vợ chồng ông giám đốc bệnh viện nầy!”. Rồi cô nhờ thằng bé mua hai suất cơm hộp ở chỗ cái chòi lu động chuyên bán cho ngời nghèo. Cô nghĩ: "Ta sẽ cho nó năm ngàn tiền công,

không, ba ngàn thì chừng mực và tế nhị hơn và sẽ biếu bà lão một suất cơm, thế là Ta cũng đã giúp đợc ngời bán hàng dấu mặt trong cái chòi trên cao kia”. Thằng nhỏ sung sớng chạy đi, “nó sung sớng vì đợc giúp đỡ ngời khác”.

Nhà văn còn để nhân vật “Ta” bày tỏ những suy t về hủ tục trọng nam khinh nữ cổ xa, mà ngày nay vẫn còn nguyên dấu ấn trong một số gia đình ng- ời Việt hiện đại: “Ta vẫn mừng vì có thể mẹ nó chỉ bị rạch bụng một lần nầy, vậy là có thể yên tâm với chồng và với nhà chồng, một đứa con trai là coi nh đã làm xong một việc chính cho nhà họ”. Những điều mà ngời dẫn chuyện đã từng trải qua, khi kết hợp với giọng điệu chiêm nghiệm thì càng tỏ rõ sức mạnh nội lực của nó (Phòng chờ).

Ngoài những suy t, chiêm nghiệm về cuộc đời, truyện ngắn Dạ Ngân còn có những nhận xét khái quát về tình yêu, hạnh phúc gia đình. Chẳng hạn, ở Con chó và vụ ly hôn, bằng thói quen nghề nghiệp, bà chánh án đã có một khái quát về sự lệch nhau trong tâm hồn của cặp vợ chồng trẻ: “bà chánh án nh nhìn thấy cái bông lài bình dị và trong ngần kia đang cắm trong cái bình bằng đất sét, trên đó chạm trổ thứ hoa văn thô thiển do một bàn tay vụng về. Sự lắp ráp thật là tuỳ tiện đáng tiếc”.

Sắc thái hoài nghi cũng là một trong những yếu tố gắn liền với giọng điệu suy t, trải nghiệm. Trong truyện ngắn Chỗ ngồi a thích, một nhóm bạn b- ớc ra từ máu lửa, giờ phải đơng đầu với cuộc sống mới của thời hậu chiến, họ ít nhiều có những đổi thay. Nhng đáng ngạc nhiên nhất vẫn là Biên. Tự dng Biên biến mất từ tháng trớc: anh sang Mỹ để hởng cuộc sống Mỹ. Biên muốn có tấm bằng tiến sĩ, muốn con đờng học vấn cho con cái hanh thông. Nhng thiết tha hơn cả, Biên nhất định sẽ trở về khi lấy xong tấm bằng tiến sĩ dù thời gian ấy có dài bao nhiêu. Nhóm bạn buồn rầu trớc quyết định của Biên. Nhân vật “tôi” đã nghĩ về cuộc sống có tên là thời kỳ hậu chiến nh sau: “Hậu chiến với tôi vẫn còn đó, nó còn mãi trong những giấc mơ lúc nào cũng có súng đạn và chết chóc. Với Quảng, với Lơng, thì là những giấc mơ gì, những ngày đi chặt mía hay suýt bị làm mồi cho cá ở ngoài khơi? Còn với Biên, giấc mơ của Biên trong khi ngủ hay khi thức, Biên mơ mình sẽ rạng danh ở xứ ngời để thỉnh thoảng về làm chủ chi cho những ông những bà bạn lụ khụ ở cái chỗ ngồi mà cả bọn từng yêu thích, hay thuần tuý đây là một cuộc đánh bắt xa bờ, hay còn những nguyên do kín đáo nào nữa, hở Biên?"

Hoài nghi trong truyện ngắn trên không phải đánh mất niềm tin ở cuộc sống, mà hỏi để khẳng định, để đặt niềm tin vào đối tợng hớng đến: những ng- ời bạn tin rằng cốt cách ngời lính sẽ giúp Biên trở về quê hơng.

Giọng điệu chiêm nghiệm trong truyện của Dạ Ngân cho thấy ý thức suy ngẫm và trách nhiệm của nhà văn trớc cuộc đời: chỉ viết ra cái chị đã qua và đã từng trải nghiệm, hay ít ra là những cái có thực và mang ý nghĩa biểu tr- ng trong cuộc đời này!

3.4. Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn dạ ngân (Trang 78 - 80)