Ngôn ngữ văn chơng dung dị đời thờng

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn dạ ngân (Trang 80 - 82)

Dạ Ngân tỏ ra là ngời luôn có ýthức trong việc vận dụng ngôn ngữ đời sống vào văn chơng. Chọn chữ, chọn lời rồi sắp xếp chúng sao cho đúng lúc và đúng ý định phản ánh - là một trong những kỹ thuật nghề nghiệp mà nhà văn rất coi trọng.

Mang trong mình sự cảm nhận tinh tế về con ngời và cuộc đời, truyện Dạ Ngân mang lối viết sinh động trong từng chữ, giúp Ngân thể hiện tốt cái ý tởng mà chị gửi tới độc giả. Góp sức cho thành công ấy là những kiểu loại ngôn ngữ sau:

3.4.1.1. Ngôn ngữ đối thoại

Theo chị, cần có giao tiếp thì con ngời mới hiểu đợc nhau. Ngôn ngữ đối thoại là quyết định tìm tới đầu tiên cho tác phẩm - khi chị xác lập kiểu ngôn ngữ văn chơng đậm tính đời thờng này. Sự lựa chọn này có lý do chính đáng bởi thông qua đối thoại, nhân vật tự bộc lộ tính cách, phẩm chất cũng nh bản chất xã hội. Dạ Ngân không áp đặt t tởng cá nhân cho nhân vật. Gia tăng tính đối thoại và sự cọ xát giữa các nhân vật, mục đích là để tạo ra môi tr- ờng thuận lợi cho nhân vật tự bạch, tự nói lên nguyên tắc sống và khả năng ứng xử trớc cuộc đời.

ấn tợng trẻ thơ quá lớn khiến cả chục năm sau, vô tình trên một khoang tàu - cô gái không dám nhìn mặt một kẻ độc ác từng là hàng xóm cũ, gã đã cùng mụ vợ bày ra cái trò bán vé cho ngời ta lên sân thợng nhà gã để xem xác chết cho rõ. Cô gái không có tiền, dĩ nhiên bị gạt xuống. Và bây giờ, cô không muốn nhận là đồng hơng của gã. Đối thoại giữa họ có phần căng thẳng bởi vẻ thô bạo của gã bất lơng ấy:

“- Cháu dân Hải Phòng?

- Trả lời thì chết à? - gã trách cứ, thô bạo. Chàng trai kéo ngời yêu dựa sát vào mình: - Cái ông nầy, làm quen kiểu gì vậy hả?

Cô gái vùng khỏi cánh tay của ngời thanh niên, khẽ chồm về phía gã ta dài môi tức giận:

- Tôi không ở Hải Phòng nữa, đợc cha?”

Thật khác thờng và cũng thật kỳ quặc. Nó không giống một cuộc làm quen thông thờng cho dù có một phía khiến ngời ta ác cảm và dè chừng. Cái cách kiếm tiền vô nhân kiểu Tê-nác-đi-ê của vợ chồng gã, đến chết, ngời ta vẫn còn lu truyền nh một thứ bệnh dịch cần phải tránh xa (Khoang tàu chật quá).

Còn đây là lời đối thoại thể hiện nguyên tắc sống của nàng là chân thành với tình yêu; và chàng thì rất bộc trực trong truyện ngắn Ngời thơng mến:

“Nàng cời rời rợi nhng không điệu đàng hay màu mè, nói ngay:

- Em không biết bắt đầu thế nào anh Nghĩa ạ. Nhng em tin là em thành khẩn. Em yêu anh, em không thể sống không có tình yêu, em cố rồi, cố mãi rồi mà tình hình không cải thiện gì cả. Em biết anh sẽ rất bối rối nhng em không có tội gì khi nói yêu anh, không nói lúc nầy thì sẽ nói lúc khác, đằng nào thì em cũng phải nói ra cái điều nầy.

(...)

Tôi bàng hoàng:

- Anh biết giữa anh và em không có tình bạn đơn thuần. Ai cũng vậy thôi. Khoan hãy nói tới những gánh nặng hai bên đang có, anh thấy hình nh em yêu anh là yêu một hình ảnh em không thể không theo đuổi, yêu cái tình yêu lí tởng em nghĩ là phải có, đúng không?”

Lời lẽ tự tin của đôi bên cho thấy đây là câu chuyện hoàn toàn nghiêm túc, không có sự vớng víu của khái niệm có tên là ngoại tình. Xem ra “ngoại tình, ừ thì thời buổi nầy, việc ấy không hẳn là một cái tội, nó dễ xuất hiện ở những ngời muốn hoàn thiện cuộc sống tinh thần đơn điệu”. Ngôn ngữ nh trên đậm tính văn chơng nhng cũng rất đời thờng.

Độc thoại nội tâm là tiếng nói, là ý nghĩ thầm kín bên trong tâm hồn; là cả sự đối diện với chính con ngời bên trong của cá nhân cụ thể. Có thể khẳng định: trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, độc thoại nội tâm là một thủ pháp nghệ thuật đạt hiệu quả cao trong việc gợi dậy sự tự ý thức của nhân vật. Dĩ nhiên không phải bất kỳ nhân vật nào cũng có khả năng độc thoại nội tâm, mà chỉ những nhân vật có ý thức, có suy nghĩ, có cách cảm riêng độc đáo mới có đợc sự độc thoại ấy. Trong truyện ngắn Dạ Ngân, nó đợc biểu hiện ở nhiều dạng thức khác nhau: đối thoại với ngời vắng mặt, tự đối diện với chính mình, dòng ý thức...

Trong truyện ngắn Trăng về, để cho thuận tiện, tác giả rời chuyển ngôi kể từ vị trí ngời kể chuyện sang vị trí nhân vật chính xng “tôi”. Dạ Ngân muốn nhân vật “nói” bằng cảm xúc của chính mình mà không lệ thuộc vào sự tác động nào khác. Khi ấy, nhân vật có số phận riêng, không ai có quyền thay đổi, kể cả tác giả. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật “tôi” là sự biểu hiện tất cả những cảm nhận, suy nghĩ, xúc động trớc cuộc sống và con ngời. Đó là cảm xúc nhức buốt khi kí ức chiến tranh dội về, thấy rõ chiến tranh đã tàn phá cái vẻ đẹp nõn ngay dới ánh trăng: “chị Nguyệt chết khi dựng cho chị em tôi một cái buồng tắm, một phụ nữ chết không toàn thây, chỗ chiến tranh cớp mất lại chính là cái phần mà tôi ngỡng mộ, tôn vinh nhất. Tại sao mọi thứ lại dễ dàng, nhanh chóng và dã man nh vậy?”. Sự đau xót đợc thể hiện bằng ngôn ngữ chân thực, thứ ngôn ngữ của đời sống để phản ánh cho đợc sự lạnh lùng vô tâm của chiến tranh.Đó chính là nỗi buồn day dứt của ngời ở lại trớc cái đẹp đã bị huỷ hoại bởi đạn bom... Nhân vật “tôi” tham gia trực tiếp vào câu chuyện, chứng kiến, tự phán xét rồi nói cho mình và cho mọi ngời thấy sự phi nhân của chiến tranh. Ngời đọc vì thế nhận ra thái độ và quan điểm của ngời kể với vấn đề đợc nói tới.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn dạ ngân (Trang 80 - 82)