Giọng điệu trữ tình

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn dạ ngân (Trang 74 - 76)

Trong bản tính nhẹ nhàng nữ giới, kiểu giọng điệu trữ tình là lựa chọn đầu tiên cho truyện ngắn của nhà văn Dạ Ngân. Giọng điệu ấy đợc biểu đạt qua lời ngời dẫn chuyện, cũng có khi là lời của nhân vật chính trong câu

chuyện... Song dù của ai cũng là giọng điệu trầm buồn, thủ thỉ, nhẹ nhàng nh- ng kín đáo và da diết mà hầu nh ở truyện ngắn nào của chị, ngời đọc cũng tìm thấy.

Một giọng văn thủ thỉ nghe nh tâm tình của trái tim yêu đến hết và đến chết của đôi bồ câu bị thơng ở chân và cánh: “sự không hoàn chỉnh của cơ thể họ đi với vẻ thanh xuân ríu rít của họ giống nh tiếng suối giữa đồi trọc (...) họ cời, họ thủ thỉ, họ rúc rích khẽ khàng (...) tơi tỉnh bên nhau nh là họ có thể ngồi nh vậy mà đi cùng trời cuối đất (...). Chàng trai giống nh một chiếc độc bình kỳ lạ mà cô gái là cái giá đỡ để cả hai bổ sung và tôn vinh nhau”. Ngời dẫn tham gia trực tiếp vào câu chuyện, biểu lộ thái độ của mình trớc hạnh phúc của đôi trai gái kém may mắn về ngoại hình: “Tôi nhìn họ ngỡng mộ” (Khoang tàu chật quá).

Trong sắc điệu của chất giọng đằm thắm dịu ngọt và phảng một nỗi buồn man mác, ở Kẻ yêu chồng cho thấy cảm hứng chung là yêu nhiều, yêu mãnh liệt và sẵn sàng cho nhiều hơn nhận mà không so bì tính toán. Ngời phụ nữ trong truyện làm tất cả cho chồng và chị luôn là ngời che chở anh trong những cơn nguy: “Con ngời này, chị nghĩ, con ngời yếu đuối này sanh ra cho chị đã đành, còn để miệt mài bên chao đèn và sách vở, để trở thành cái gì đó của tơng lai, chiến tranh và những cuộc vật lộn đời thờng đều quá sức anh, ng- ời chồng mỏng manh của chị!”. Gần thế, là nỗi nhớ niềm thơng đợc hiển thị d- ới chất giọng nồng nàn đắm say: “Nỗi nhớ thơng nh cái mầm đợc ấp ủ trong nuối tiếc vẫn thỉnh thoảng làm nhói tâm can ngời ta. Nỗi nhớ ấy, ở ngời này có thể là một tuổi thơ, ở ngời kia là một tuổi trẻ và ở ngời kia nữa, là một mối tình (...). Có ngời bảo Nhi có đuôi mắt biết nói, đuôi mắt chết ngời (...). Có ngời thì bảo vẻ quyến rũ của Nhi nằm trong cốt cách và tâm hồn chớ cô đâu có rực rỡ hay kiêu sa nh những ngời đẹp khác. Anh đứng cả về hai phía và cũng chính anh mới nhìn thấy Nhi có những gì qua cửa sổ tâm hồn ấy mặc dù cho đến bây giờ anh còn cảm thấy ngầy ngà bởi chất đẹp mê hoặc đậm đà trong cô. Đó là sự đằm thắm, nghiêm trang, thân tình và mềm mại phát tiết từ những ngời gia giáo và học thức đợc đứng trên cái nền cao cả của đại cuộc hy sinh” (Sống với nhớ thơng).

Ngoài tình cảm yêu đơng mà những ngời khác giới gửi tới nhau, truyện ngắn Dạ Ngân cũng có ý nghĩa sâu sắc khi nói về tình mẫu tử: “Cái khoảng cách tuổi tác cố định giữa anh và má một lần nữa khiến anh có cảm giác má

anh cha bao giờ trẻ, nh bà không hề có tuổi trẻ, má mình lúc nào cũng già vì ngời ấy là má mình. Và nhìn dáng vẻ gầy gò đang bớc thoăn thoắt phía trớc bỗng dng anh lại nghĩ, có phải chính ngời ấy đã sinh ra ta, đã ẵm ta trong khi ta cứ nao nao vì cơ thể ấy ngày mỗi nhẹ tênh, nh chỉ cần một chút sơ sẩy thì vóc dáng thân thơng kia sẽ biến mất, sẽ bay lên cõi trời!” (Chiều thanh thản). Lời văn gắn chặt nỗi buồn, nhng là nỗi buồn kín đáo đợc ẩn dấu theo kiểu Dạ Ngân.

Truyện ngắn Dạ Ngân dù viết theo hớng lãng mạn hay hiện thực thì giọng điệu vẫn đậm chất trữ tình duyên dáng. Đó là một trong những “thủ thuật” mà tác giả sử dụng nhằm đạt hiệu quả tối u trong văn phong của mình.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn dạ ngân (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w