Phân tích nhân tố các biến độc lập

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nhằm thu hút khách hàng cho công ty tnhh – tm phước phú (Trang 28 - 33)

14. Cửa hàng nằm trên những tuyến đường rộng rãi, thuận tiện K

2.2.3.1.2.1. Phân tích nhân tố các biến độc lập

2.2.3.1.2.1.1. Kiểm định KMO

Bảng 2.8: Kiểm định KMO KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .850

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1.287E3

Df 136

Sig. .000

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số KMO đạt 0.850 > 0.5 và các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể (Sig< 0.05).

Như vậy, 17 biến (3 biến bị loại ở phần kiểm định thang đo) của 5 nhân tố thỏa mãn điều kiện để phân tích nhân tố.

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.3.1.2.1.2. Phân tích nhân tố

Kết quả phân tích nhân tố lần thứ nhất được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9: Phân tích nhân tố lấn thứ nhất Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

2.Giám đốc uy tín .855

4.Cửa hàng tham gia nhiều hoạt động xã hội .797

7.Dịch vụ bảo hành tốt .785

3.Cửa hàng được nhiều người giới thiệu .778

15.Nơi để xe vào cửa hàng rộng rãi .888

16.Cửa hàng gần khu dân cư .345 .823

14.Cửa hàng nằm trên những tuyến đường rộng .357 .749

9.Thủ tục pháp lý đơn giản .846

8.Điều kiện thanh toán dễ dàng .779

11.Cửa hàng có nhiều chương trình khuyến mãi .370 .605 12.Có nhiều quà tặng khi mua xe .379 .423 .592

6.Mức giá phù hợp .908

5.Có nhiều loại xe để lựa chọn .872

1.Cửa hàng được YAMAHA chứng nhận .721

10.Có nhân viên hướng dẫn khi làm thủ tục .836

18.Nhân viên hiểu rõ thông tin về sản phẩm .825

20.Nhân viên giúp đỡ tận tình .781

Hệ số tải nhân tố (factor loading) của tất cả các biến đưa vào phân tích nhân tố đều lớn hơn 0.5. Tuy nhiên, tại biến “Có nhiều quà tặng khi mua xe” hệ số tải nhân tố không thực sự khác biệt giữa 3 nhóm yếu tố, chênh lệch của hệ số tải giữa các nhân tố chưa đạt 0.3 nên biến này bị loại.

Chạy lại phân tích nhân tố sau khi loại biến này ta được:

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.10: Phân tích nhân tố lần thứ 2

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

2.Giám đốc uy tín .861

4.Cửa hàng tham gia nhiều hoạt động xã hội .805

7.Dịch vụ bảo hành tốt .788

3.Cửa hàng được nhiều người giới thiệu .780

15.Nơi để xe vào cửa hàng rộng rãi .894

16.Cửa hàng gần khu dân cư .823

14.Cửa hàng nằm trên những tuyến đường rộng .755

6.Mức giá phù hợp .908

5.Có nhiều loại xe để lựa chọn .871

1.Cửa hàng được YAMAHA chứng nhận .723

10.Có nhân viên hướng dẫn khi làm thủ tục .836 18.Nhân viên hiểu rõ thông tin về sản phẩm .826

20.Nhân viên giúp đỡ tận tình .782

9.Thủ tục pháp lý đơn giản .869

8.Điều kiện thanh toán dễ dàng .779

11.Cửa hàng có nhiều chương trình khuyến mãi .565

Eigenvalue 6.079 2.24 1.41 1.32 1.13

% Cumulative 37.99 52.05 60.89 69.19 76.30

2.2.3.1.2.1.3. Đặt tên và giải thích nhân tố

Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến độc lập về các yếu tố ảnh hưởng khi chọn cửa hàng mua xe máy của người tiêu dùng cho ra 5 nhân tố có giá trị Egeinvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích bằng 76,30% thỏa mãn các điều kiện yêu cầu. Các nhân tố này bao gồm:

Nhân tố 1: gồm các biến “Giám đốc uy tín(T2)”, “Cửa hàng tham gia nhiều hoạt động xã hội(T4)”, “Dịch vụ bảo hành tốt(S3)”, “Cửa hàng được nhiều người giới thiệu(T3) ”.

Nhân tố này gồm các biến về uy tín của cửa hàng cũng như người đứng đầu và quá trình hoạt động của bản thân cửa hàng đó. Nhân tố này cũng cho thấy chất lượng dịch vụ bảo hành cao được khách hàng xem xét như là yếu tố cấu thành nên uy tín của cửa hàng.

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhân tố này được đặt tên là: Uy tín của cửa hàng, giá trị bình quân của từng nhân tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy sau này.

Nhân tố 2: gồm các biến “Nơi gởi xe vào cửa hàng rộng rãi(K2)”, “Cửa hàng nằm trên tuyến đường rộng(K1)”, “Cửa hàng gần khu dân cư(K3)”.

Nhân tố này được đặt tên là: Khả năng tiếp cận cửa hàng, giá trị bình quân của từng nhân tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy sau này.

Nhân tố 3: gồm các biến “Mức giá phù hợp(S2)”, “Có nhiều loại xe để lựa chọn(S1)”, và “Cửa hàng được YAMAHA chứng nhận(T1)”.

Nhân tố này thể hiện sự quan tâm của người tiêu dùng đến chất lượng cũng như giá thành sản phẩm, trong đó việc cửa hàng là đại lý 3S là một yếu tố quan trọng để khách hàng đảm bảo rằng sản phẩm mình mua là tốt, và giá bán là giá của đại lý mà nhà sản xuất đã quy định.

Nhân tố này được đặt tên là: Chất lượng sản phẩm, giá trị bình quân của từng nhân tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy sau này.

Nhân tố 4: gồm các biến “Có nhân viên hướng dẫn khi làm thủ tục(S5)”, “Nhân viên nắm rõ thông tin về sản phẩm(N2)” và “Nhân viên giúp đỡ nhiệt tình(N3)”.

Nhân tố này thể hiện ảnh hưởng của yếu tố con người đối với quyết định của khách hàng khi chọn cửa hàng.

Nhân tố này được đặt tên là: Nhân viên phục vụ, giá trị bình quân của từng nhân tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy sau này.

Nhân tố 5: gồm các biến “Thủ tục pháp lý đơn giản(S5)”, “Điều kiện thanh toán dễ dàng(S4)” và “Cửa hàng có nhiều chương trình khuyến mãi(X1)”.

Nhân tố này được đặt tên là: Hoạt động bán hàng, giá trị bình quân của từng nhân tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy sau này.

2.2.3.1.2.1.4. Kiểm định phân phối chuẩn

Kiểm định phân phối chuẩn là điều kiện đầu tiên cần thực hiện để đảm bảo mức độ thỏa mãn của các biến phân tích nhân tố.

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế

Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test được sử dụng để kiểm định phân phối chuẩn của các nhân tố. Đồng thời, hệ số đối xứng Skewness và hệ số tập trung Kurtosis cũng được xem xét để khẳng định lại phân phối này. Một phân phối Skewness không được xem là phân phối chuẩn khi Standard eror của nó nhỏ hơn -2 hoặc lớn hơn 2. Tương tự, một phân phối Kurtosis không được xem là phân phối chuẩn khi Standarad eror của nó nhỏ hơn -2 hoặc lớn hơn 2.

Kết quả kiểm định được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.11: Kiểm định phân phối chuẩn

Uy tín của cửa hàng

Khả năng tiếp cận cửa hàng

Chất lượng sản phẩm Nhân viên phục vụ Hoạt động bán hàng Asymp. Sig. (2- tailed) .033 .000 .000 .000 .008 Std. Error of Skewness .209 .209 .209 .209 .209 Std. Error of Kurtosis .416 .416 .416 .416 .416

Các giá trị Sig trong kiểm định Kolmogrov – Sirnov đều nhỏ hơn 0.05. Đồng thời Std. Eror của Skewness và Kurtosis nhỏ hơn 2. Điều này cho phép kết luận phân phối của 5 nhân tố trên là phân phối chuẩn.

Tính phân phối chuẩn của các biến này còn được thể hiện khá rõ qua đồ thị Histogram với các đường phân phối chuẩn được ước lượng cho phân phối này. Tất cả các phân phối tần suất đều có dạng hình chuông.

2.2.3.1.2.1.5. Kiểm định độ tin cậy của các nhân tố

5 nhân tố được xây dựng từ phương pháp phân tích nhân tố cần được kiểm định độ tin cậy để có thể khẳng định rằng kết quả thu thập được là đảm bảo ý nghĩa.

Bảng 2.12 Kiểm định độ tin cậy của các nhân tố

STT Nhân tố Cronbach’s

alpha

Hệ số

tương quan biến- tổng Lớn nhất Nhỏ nhất

1 Uy tín của cửa hàng 0.867 0.813 0.684

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế

2 Khả năng tiếp cận cửa hàng 0.864 0.779 0.720

3 Chất lượng sản phẩm 0.845 0.774 0.635

4 Nhân viên phục vụ 0.8 0.743 0.548

5 Hoạt động bán hàng 0.775 0.677 0.574

Tất cả các nhân tố đều có hệ số Cronbach’s alpha khá cao, từ 0.775 đến 0.867 và hệ số tương quan biến – tổng đạt trên 0.5. Như vậy có thể kết luận rằng tất cả các nhân tố này là đáng tin cậy và có thể sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nhằm thu hút khách hàng cho công ty tnhh – tm phước phú (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w