Đánh giá chung về công tác quản lý TSLV khu vực SN tại tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 87 - 104)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.4. Đánh giá chung về công tác quản lý TSLV khu vực SN tại tỉnh

3.4.4.1. Kết quả đạt được

a. Về chính sách chế độ

Trong những năm gần đây, phƣơng thức điều hành của Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp đã từng bƣớc đƣợc đổi mới. Chính phủ, các bộ đã tập trung nhiều hơn vào công tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật mà cụ thể là Luật quản lý, sử dụng TSC năm 2008, tiếp theo là thể chế kinh tế nhằm tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đối với toàn xã hội.

Việc Nhà nƣớc ban hành hệ thống chính sách chế độ về quản lý tài sản nhà nƣớc là công sở làm việc đã tạo lập hành lang pháp lý phù hợp với công cuộc đổi mới của nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế với những kết quả cơ bản sau:

Các chế độ chính sách về quản lý trụ sở làm việc đã đƣợc Nhà nƣớc ban hành tƣơng đối đầy đủ, thống nhất, cụ thể:

Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nƣớc số 09/2008/QH12 đƣợc Quốc hội thông quan tháng 4/2008 và có hiệu lực từ 01/01/2009, đến ngày 03/6/2009 Chính phủ mới ban hành Nghị định số 52/2009/NĐ-CP về việc Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử

dụng tài sản nhà nƣớc, đến 31/12/2009 Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 245/2009/TT-BTC về Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ. HĐND tỉnh Tuyên Quang ban hành Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND ngày 21/7/2010 về việc phân cấp quản lý tài sản nhà nƣớc tại các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc địa phƣơng quản lý trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đến ngày 14/9/2010 Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang ban hành văn bản số 1008/STC- QLCSG về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND ngày 21/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang.

Các chính sách, chế độ nêu trên bƣớc đầu đã tạo ra cơ chế về tài chính để khuyến khích các ĐVSN bố trí, sắp xếp lại nhà đất thuộc trụ sở làm việc thông qua việc cho phép các cơ quan đƣợc bán nhà, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất đối với diện tích nhà, đất dôi dƣ. Số tiền thu đƣợc sử dụng để đầu tƣ xây mới, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc góp phần chỉnh trang quy hoạch lại đô thị theo hƣớng hiện đại, giành quỹ đất có lợi thế thƣơng mại cho hoạt động kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ; khắc phục từng bƣớc việc một số ĐVSN nắm giữ nhiều nhà cửa nhƣng chƣa sử dụng hết, sử dụng không đúng mục đích, tự cho thuê, liên doanh, liên kết....; khắc phục hiện tƣợng tự chuyển mục đích sử dụng, lấn chiếm đất của Nhà nƣớc biến thành đất tƣ; góp phần lập lại trật tự trong quản lý đất đai, trụ sở làm việc tại các ĐVSN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nhằm thực hiện sử dụng đất đai, trụ sở làm việc đúng mục đích và có hiệu quả. Các hoạt động đầu tƣ, mua bán, chuyển nhƣợng TSC đƣợc xác định theo sát giá thị trƣờng; thông qua đấu thầu, đấu giá. Cơ chế này cho phép huy động đƣợc một bộ phận quan trọng nguồn lực từ TSC cho đầu tƣ phát triển; đồng thời góp phần ngăn chặn tiêu cực, chống thất thoát lãng phí. Các ĐVSN đƣợc phép đi thuê TSLV đúng

tiêu chuẩn, định mức chế độ trong trƣờng hợp nhà nƣớc chƣa bố trí vốn để đầu tƣ xây dựng hoặc mua sắm hoặc xét thấy việc đầu tƣ xây dựng hoặc mua sắm không hiệu quả bằng việc đi thuê.

Trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC là trụ sở làm việc và hiện trạng trụ sở làm việc của các ĐVSN, cơ quan tài chính các cấp có căn cứ và chủ động bố trí kinh phí cho đầu tƣ, mở rộng, nâng cấp cải tạo trụ sở làm việc; giúp chính quyền các cấp nắm đƣợc qũy trụ sở làm việc của các ĐVSN và các đơn vị trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc chủ động trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đầu tƣ xây dựng, cải tạo, sửa chữa, thanh lý... trụ sở làm việc. Đƣa công tác quản lý trụ sở làm việc từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang quản lý theo pháp luật, quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản gắn với thực tế thị trƣờng; phát huy tính chủ động sáng tạo của cơ sở. Từng bƣớc thực hiện phân cấp quản lý trụ sở làm việc tại các ĐVSN cho địa phƣơng và cơ quan trực tiếp sử dụng.

Cơ quan quản lý quy định buộc các ĐVSN khi đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiến sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của cơ quan mình; khắc phục tình trạng sử dụng trụ sở làm việc lãng phí, không đúng mục đích nhƣ: để trống, không sử dụng, đất đai bị lấn chiếm trái phép, cho thuê, cho mƣợn, bố trí làm nhà ở, đồng thời là cơ sở để sắp xếp, xử lý sau này..

b. Về công tác tổ chức quản lý

Trong thời gian qua, cùng với việc đổi mới trong chính sách chế độ quản lý TSC là trụ sở làm việc trong cả nƣớc, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng vào việc hiện đại hóa trụ sở làm việc đặc biệt về đầu tƣ sửa chữa, cải tạo nâng cấp, xây dựng trụ sở làm việc, từng bƣớc cải thiện điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các ĐVSN cụ thể nhƣ sau:

- Tại cấp tỉnh: Phòng Quản lý công sản giá chuyên trách thuộc Sở tài chính - đại diện cho nhà nƣớc (chủ sở hữu) thống nhất quản lý trụ sở làm

việc nói riêng và TSC nói chung trong phạm vi cả tỉnh. Phòng Quản lý công sản giá giúp Sở Tài chính ban hành các văn bản hƣớng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo điều hành về quản lý TSC là trụ sở làm việc hoặc trình UBND tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; tổ chức triển khai chế độ quản lý TSC là trụ sở làm việc trên phạm vi toàn tỉnh; quản lý trụ sở làm việc của các CQHC, ĐVSN, các tổ chức trong tỉnh; chỉ đạo nghiệp vụ đối với cơ quan quản lý TSC ở các huyện, thành phố (Phòng Tài chính - Kế hoạch) để quản lý quỹ trụ sở làm việc của các huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tại cấp huyện, thành phố:

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố đƣợc bố trí 01 cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác quản lý công sản giá trên địa bàn huyện, thành phố. Tham mƣu trực tiếp cho Phòng tài chính - Kế hoạch hoặc UBND huyện, thành phố ban hành các văn bản triển khai các nội dung công việc có liên quan đến việc quản lý TSC tới các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, thành phố theo các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài chính về lĩnh vực quản lý TSC, thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát, phối hợp với các cơ quan trên địa bàn huyện, thành phố trong việc quản lý TSC trong đó có TSLV của các ĐVSN. Trực tiếp tổng hợp các báo cáo liên quan đến quản lý TSC hàng năm của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, thành phố để báo cáo Sở Tài chính và UBND tỉnh.

- Trách nhiệm về quản lý TSC là trụ sở làm việc của các ngành, các cấp và các ĐVSN đƣợc xác định. Từng bƣớc khắc phục tình trạng "cha chung không ai khóc" trong quản lý trụ sở làm việc. Mặt khác, vai trò kiểm tra, kiểm soát của Nhà nƣớc đối với tình hình quản lý trụ sở làm việc trong các ĐVSN đã đƣợc phát huy, hạn chế dần tình trạng sử dụng tuỳ tiện, tham ô, lãng phí trong quản lý TSC là trụ sở làm việc.

Công tác quản lý TSC là trụ sở làm việc tại các ĐVSN thông qua việc lập kế hoạch, thẩm định nhu cầu và phê duyệt dự toán NSNN cho đầu tƣ xây

dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp... trụ sở làm việc; thực hiện thu hồi, điều chuyển, bán, chuyển đổi sở hữu, thanh lý, kê khai, đăng ký trụ sở làm việc đã đem lại kết quả thiết thực; đã tạo ra đƣợc quá trình quản lý khép kính, chặt chẽ hơn, hạn chế tình trạng quản lý bừa bãi nhƣ trƣớc đây; góp phần tích cực trong việc thực hiện Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Nhà nƣớc; cụ thể:

+ Tại tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua đã từng bƣớc thực hiện việc thẩm định nhu cầu đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc; đã giám sát khâu đầu tƣ, cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc của các ĐVSN đảm bảo việc đầu tƣ xây dựng mới theo tiêu chuẩn, định mức phù hợp nhu cầu công tác, hạn chế đƣợc những trƣờng hợp đầu tƣ xây dựng mới không cần thiết, không đúng tiêu chuẩn, định mức góp phần giảm bớt nhu cầu chi NSNN, giành vốn cho đầu tƣ phát triển và các nhu cầu chi cấp thiết khác. Đây là một khoản tiền không nhỏ nếu thẩm định đầu tƣ xây dựng, nâng cấp, sửa chữa trụ sở làm việc đƣợc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ ở tất cả các ĐVSN.

+ Quỹ trụ sở làm việc của các ĐVSN đã và đang đƣợc bố trí, khai thác có hiệu quả hơn thông qua quy định về điều chuyển tài sản từ những đơn vị không có nhu cầu sử dụng sang những đơn vị có nhu cầu sử dụng (điều chuyển trong nội bộ ngành, địa phƣơng; điều chuyển giữa trung ƣơng và địa phƣơng); thanh lý trụ sở làm việc khi không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng đƣợc; kiểm tra, sắp xếp, bố trí lại TSC là trụ sở làm việc từ đó có các phƣơng án hoán đổi, điều chuyển.... hợp lý hơn.

Với những mặt đã đạt đƣợc trong công tác quản lý cũng nhƣ chính sách chế độ còn có sự cố gắng, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ phòng Quản lý công sản giá Sở Tài chính, phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố và các cơ quan ban ngành có liên quan trong việc phối hợp thực hiện công tác quản lý TSC là TSLV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đƣa đến kết quả là hệ thống trụ sở làm việc tại khu

vực SN ngày một khang trang hơn, dần dần đáp ứng đƣợc nhu cầu công tác của các ĐVSN trên địa bàn tỉnh.

3.4.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

a. Về mô hình tổ chức quản lý

Mô hình tổ chức quản lý tại tỉnh Tuyên Quang vẫn còn nhiều dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung bao cấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng nhƣ yêu cầu phục vụ nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chƣa cao. Phƣơng thức điều hành của UBND các cấp còn nhiều bất cập, chƣa thông suốt. Những hạn chế này thể hiện đối với công tác quản lý trụ sở làm việc trên các mặt sau:

1- Hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm theo dõi về TSC nói chung và TSLV trong các ĐVSN còn thiếu đồng bộ, thường xuyên thay đổi dẫn tới các cơ quan quản lý không nắm bắt được kịp thời tình hình biến động TSC là trụ sở, đất do các ĐVSN quản lý biến động như thế nào?

Việc thiếu đồng bộ và thƣờng xuyên thay đổi phần mềm quản lý tài sản thể hiện qua: Năm 2009 Sở Tài chính hƣớng dẫn và đƣa vào sử dụng phần mềm quản lý tài sản DTSOFT tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh, Năm 2011 sử dụng phần mềm quản lý tài sản trong cơ sở dữ liệu quốc gia của Bộ Tài chính đối với các tài sản có nguyên giá trên 500 triệu đồng, năm 2013 đến nay, song song với việc sử dụng phần mềm quản lý tài sản trong cơ sở dữ liệu quốc gia của Bộ Tài chính đối với phòng Tài chính - Kế hoach huyện, thành phố và Sở Tài chính, các đơn vị còn lại sử dụng phần mềm quản lý tài sản MISA. Nhƣ vậy trong 05 năm tại tỉnh Tuyên quang đã thay đổi tới 03 phần mềm quản lý tài sản nhà nƣớc.

Không có hệ thống dữ liệu điện tử lƣu và kết nối với các cấp, các ngành nhằm cập nhật sự biến động tài sản và điều hành linh hoạt, nhanh, thống nhất đến các cấp. Vì nếu không biết đựơc số liệu thực sẽ không ra đƣợc chính sách phù hợp. Từ thực trạng này dẫn đến hạn chế là: Số liệu

thống kê bị gián đoạn, các bộ phận chuyên môn theo dõi, số liệu không có độ chính xác cao, phải mất nhiều thời gian điều chỉnh cho “hợp lý” chứ không phải là chính xác khi kiểm kê (Ví dụ điển hình báo cáo tự kiểm kê của các đơn vị năm 2009).

2- Các ĐVSN trực tiếp quản lý TSC là TSLV chưa tuân thủ đúng chính sách chế độ quản lý trụ sở làm việc;

Báo cáo tăng giảm TSC định kỳ hàng năm và các báo cáo đột xuất chƣa kịp thời, thậm chí một số đơn vị không báo cáo về TSC là trụ sở làm việc theo đúng chế độ, báo cáo sai số lƣợng, diện tích, giá trị tài sản là TSLV; việc đầu tƣ xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng không qua thẩm định của cơ quan tài chính về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc dẫn đến xây dựng, mở rộng trụ sở làm việc vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép; các đơn vị còn sử dụng sai mục đích của TSLV....

3- Tổ chức bộ máy quản lý tài sản công trong khu vực sự nghiệp còn nhiều bất cập, còn chồng chéo, chưa gắn kết với công tác thẩm định đầu tư xây dựng.

Tại tỉnh Tuyên Quang từ năm 2009 trở lại đây các huyện, thành phố chỉ bố trí 01 cán bộ kiêm nhiệm công tác quản lý tài TSC nói chung, với địa bàn miến núi rộng và nhiều đơn vị nên ảnh hƣởng không nhỏ tới việc tham mƣu cho Phòng Tài chính - Kế hoạch và UBND huyện, thành phố trong việc chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn các đơn vị về quản lý TSLV. Phòng Quản lý công sản giá - Sở Tài chính phải phối hợp với nhiều phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND các huyện, thành phố và các phòng này cũng thƣờng nặng về công tác quản lý tài chính và điều hành ngân sách hơn công tác quản lý giá và TSC nói chung. Đặc biệt đối với cấp huyện, cấp xã tại tỉnh Tuyên Quang chƣa bao giờ có một tổ chức quản lý TSC nói chung. Do vậy, Phòng Quản lý công sản giá - Sở Tài chính chỉ có thể hƣớng dẫn công tác quản lý TSC nói chung cho UBND các huyện, thành phố và các phòng Tài chính - Kế hoạch bằng

các văn bản hƣớng dẫn, không thể tổng kết với UBND các huyện, thành phố và các phòng Tài chính - Kế hoạch về công tác này.

- Tổ chức bộ máy quản lý TSC là TSLV tại tỉnh Tuyên Quang còn chồng chéo (ví dụ nhƣ: việc quản lý nhà nƣớc về TSLV đƣợc giao cho cả 4 cơ quan: Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên Môi trƣờng, Công thƣơng), chƣa phân cấp rõ ràng giữa cấp tỉnh và cấp huyện, giữa các Sở ban ngành với các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng TSC là TSLV, giữa cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý TSC là TSLV; Phân cấp nhƣng chƣa ñảm bảo quản lý thống nhất, còn biểu hiện phân tán, cục bộ; kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính chƣa nghiêm; chƣa chú trọng việc thanh tra, kiểm tra, chấp hành chế độ thống kê, báo cáo đối với những việc đã phân cấp. Với tổ chức, bộ máy cơ quan quản lý TSC nêu trên

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 87 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)