Cục Quản lý công sản Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 45 - 48)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Cục Quản lý công sản Bộ Tài chính

Cục Quản lý công sản là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài sản nhà nƣớc tại các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc (bao gồm trụ sở làm việc, các tài sản có giá trị lớn của Nhà nƣớc trang bị cho các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc, gọi chung là tài sản nhà nƣớc); thực hiện quản lý về tài chính đối với tài sản kết cấu hạ tầng, đất đai và tài nguyên quốc gia theo qui định của pháp luật; trực tiếp quản lý một số loại tài sản nhà nƣớc theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.

3.1.1.1. Nhiệm vụ của Cục Quản lý công sản

- Trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về chế độ quản lý và sử dụng tài sản nhà nƣớc tại các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc; xử lý tài sản xác lập quyền sở hữu nhà nƣớc; chế độ quản lý tài chính đối với đất đai (trừ thuế và phí); chế độ quản lý tài chính đối với tài nguyên, khoáng sản (trừ dầu khí); chế độ bồi thƣờng, tái định cƣ và chế độ tài chính trong quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt định hƣớng chiến lƣợc về quản lý tài sản nhà nƣớc trong phạm vi cả nƣớc.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan trung ƣơng trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nƣớc tại các đơn vị, cơ quan nhà nƣớc thuộc phạm vi trách nhiệm của Cục.

- Tham gia xây dựng cơ chế tài chính đối với các lĩnh vực khác có liên quan. - Thực hiện quản lý một số loại tài sản nhà nƣớc theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính nhƣ:

+ Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định về:

+ Chủ trì phối hợp các cơ quan trung ƣơng thực hiện thu hồi, tiếp nhận, quản lý, điều chuyển hoặc xử lý tài sản nhà nƣớc tại các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ hoặc Bộ trƣởng Bộ Tài chính.

+ Thống nhất tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nƣớc chƣa giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý, sử dụng. Quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, xử lý tài sản thuộc sở hữu nhà nƣớc theo qui định của pháp luật.

- Quản lý tài sản nhà nƣớc tại các tổ chức bán công, tổ chức hội, cơ quan khác ở trung ƣơng không đƣợc Ngân sách nhà nƣớc đảm bảo kinh phí hoạt động theo qui định của Luật Ngân sách nhà nƣớc.

- Tổ chức thông tin, tƣ vấn về tài sản nhà nƣớc và bất động sản.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng về các lĩnh vực quản lý TSC.

- Quản lý và sử dụng trụ sở làm việc và tài sản nhà nƣớc có giá trị lớn theo quy định của Bộ.

- Thực hiện quản lý tài chính đối với đất (trừ thuế và phí) và tài nguyên khoáng sản (trừ dầu khí).

- Thực hiện quản lý tài chính trong việc khai thác, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

- Thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất dùng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

- Xử lý tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu nhà nƣớc.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra cơ quan tài chính địa phƣơng thực hiện quản lý tài sản nhà nƣớc theo qui định của pháp luật.

- Thực hiện công tác thống kê, phân tích dự báo; tổng hợp số liệu, tình hình quản lý; tổng hợp đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản nhà nƣớc; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

- Phối hợp, tham gia xây dựng chính sách tài chính quốc gia, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công sản theo phân công của Bộ.

Với vai trò là cơ quan Trung ƣơng thống nhất quản lý về tài sản công, ngƣời đứng đầu cơ quan là Cục trƣởng Cục Quản lý công sản có quyền hạn, trách nhiệm đƣợc quy định cụ thể là:

Trình Bộ trƣởng xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý những văn bản về quản lý tài sản nhà nƣớc do các cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng ban hành trái với qui định của Nhà nƣớc và của Bộ Tài chính.

Đƣợc yêu cầu các tổ chức, cá nhân đang quản lý và sử dụng tài sản nhà nƣớc báo cáo, cung cấp thông tin và các tài liệu cần thiết về tài sản nhà nƣớc, tài nguyên quốc gia phục vụ nhiệm vụ quản lý của Cục.

Đƣợc quyền kiến nghị xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền các vi phạm về chính sách, chế độ quản lý tài sản nhà nƣớc của các cơ quan, đơn vị của Nhà nƣớc.

3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý công sản

Gồm 5 phòng - Phòng Tài sản hành chính, sự nghiệp - Phòng Tài nguyên, đất - Phòng Tài sản kết cấu hạ tầng - Phòng Tài sản xác lập sở hữu nhà nƣớc - Phòng Hành chính - Tổng hợp. Tuy nhiên chức năng nhiệm vụ của các phòng đều là phòng nghiệp vụ, phân cấp quản lý vừa theo chuyên môn nghiệp vụ vừa theo đối tƣợng. Tức là mỗi phòng thực hiện quản lý một

mảng riêng, đồng thời quản lý tài sản công tại một số Bộ ngành theo phân cấp quản lý tài sản Trung ƣơng, địa phƣơng căn cứ vào Nghị định 137/2006/NĐ-CP và Thông tƣ hƣớng dẫn 35/2007/TT-BTC.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)