Nội dung quản lý tài sản công là trụ sở làm việc trong các

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 72 - 87)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.3. Nội dung quản lý tài sản công là trụ sở làm việc trong các

tỉnh Tuyên Quang hiện nay

Hiện nay, công tác quản lý tài sản công đƣợc tập trung thống nhất tại phòng Quản lý công sản giá, Sở Tài chính (chức năng và nhiệm vụ đã được giới thiệu ở phần 3.1.2). Phòng Quản lý công sản giá đã triển khai các công tác nhƣ nhƣ xây dựng, tham mƣu các văn bản cho Sở Tài chính, UBND tỉnh Tuyên Quang hƣớng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ, Thông tƣ của các Bộ hƣớng dẫn, triển khai Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Đối với công tác quản lý tài sản công đó chính là hệ thống dữ liệu thống kê, thông tin báo cáo bao gồm: Nội dung báo cáo, thứ tự các loại báo cáo, kỳ báo cáo, công cụ tổng hợp báo cáo và lƣu trữ... Đây là cơ sở cho cơ quan quản lý xử lý và ra quyết định cho hợp lý đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý tài sản công, đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan quản lý thanh tra kiểm tra so sánh đối chiếu giữa thực tế và quy định đƣa ra những thay đổi điều chỉnh để đạt đƣợc sự tiết kiệm, hiệu quả đối với NSNN.

Theo Báo cáo kiểm kê của Sở Tài chính tại khu vực SN tỉnh Tuyên Quang đến 0h ngày 01 tháng 01 năm 2009 kết quả cho thấy nhƣ sau:

Tổng giá trị TSC tại các ĐVSN là 2.137 tỷ đồng theo giá thực tế kiểm kê so với nguyên giá sổ sách đƣợc theo dõi là 1.531,5 tỷ đồng, nhƣ vậy giữa thực tế kiểm kê và nguyên giá sổ sánh đã chênh lệch 605,5 tỷ đồng. Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lêch lớn nhƣ vậy giữa số liệu thực tế kiểm kê và số liệu theo dõi trên sổ sách kế toán là do việc theo dõi của kế toán các đơn vị trƣờng Mầm non và các trƣờng Tiểu học theo dõi diện tích đất và diện tích nhà không đầy đủ, ví dụ: Các trƣờng mầm non và các trƣờng tiểu học có các điểm trƣờng ở các thôn, bản nhƣng kế toán đơn vị lại chỉ theo dõi và kê khai diện tích đất và nhà của điểm trƣờng chính, vì vậy chỉ phát hiện ra thiếu sót khi kiểm kê (Nguồn báo cáo kiểm kê tài sản thời điểm 0h

ngày 01/01/2009 của Sở Tài chính Tuyên Quang). Đây là một giá trị tài sản rất lớn vì tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn năm 2009 của tỉnh là 736,851 tỷ đồng (Nghị quyết số 16/2010/NQ-HĐND ngày 26/12/2010 của HĐND tỉnh Tuyên Quang), năm 2010 là 955,123 tỷ đồng (Nghị quyết số

34/2011/NQ-HĐND ngày 15/12/2011 của HĐND tỉnh Tuyên Quang). Trong

giá trị tài sản công này giá trị tài sản là đất chiếm 55% tƣơng đƣơng 1.175,35 tỷ đồng bằng 2.875.146m2

(theo sổ sách kế toán 745,55 tỷ đồng tƣơng đuơng với diện tích 2.235.141m2

) còn lại là tài sản cố định không phải là đất nhƣ nhà cửa, vật kiến trúc, phƣơng tiện vận tải, máy móc thiết bị khác có giá trị 961,65 tỷ đồng chiếm 45% tổng giá trị TSC tại các ĐVSN.

Đất đai (55%) TSCĐ không phải là đất đai (45%)

Biểu đồ 3.2: TSC khu vực SN đến 0h ngày 01 tháng 01 năm 2009

Nguồn: Báo cáo kiểm kê- Phòng công sản giá Sở Tài chính năm 2009

Riêng tài sản cố định là nhà cửa có giá trị lớn thứ hai sau đất với giá trị 739,98 tỷ VND chiếm 76,95% giá trị TSCĐ không phải là đất, nếu cộng với 83,31 tỷ VND giá trị TSCĐ là vật kiến trúc ví dụ nhƣ: Cổng ra vào, gara ôtô, sân các loại, hàng rào, bể nƣớc... thì giá trị khối tài sản này là 823,29 tỷ VND chiếm 85,61% (Số liệu chi tiết xem tại biểu đồ 3.6).

Nhƣ vậy tài sản công có giá trị lớn nhất và vai trò quan trọng nhất của ĐVSN chính là đất và nhà cửa nói chung. Ngoài nhà cửa, vật kiến trúc, giá

trị TSCĐ không phải là đất còn bao gồm phƣơng tiện vận tải với giá trị thực tế là 39,23 tỷ VND thấp hơn so với nguyên giá trên sổ sách là 2,25 tỷ VND và chênh lệnh thấp hơn về số lƣợng so với sổ sách là 06 chiếc (phƣơng tiện vận tải gồm: phƣơng tiện đƣờng bộ và phƣơng tiện khác). Sự chênh lệch này chính là sự hao mòn hữu hình trong quá trình dài sử dụng nhƣng công tác thống kê và theo dõi không theo kịp với thực tế và chỉ phát hiện khi lập báo cáo kiểm kê. Vì vây công tác thống kê TSC đƣợc cập nhật thƣờng xuyên là đòi hỏi bắt buộc trong quản lý. Tài sản cố định không phải là đất đƣợc kiểm kê tại thời điểm này còn có máy móc thiết bị của ĐVSN với giá trị lên đến 60,08 tỷ VND cao hơn so với nguyên giá là 935,5 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do sự chênh lệch giữa số lƣợng thực tế kiểm kê cao hơn số lƣợng theo dõi sổ sách là 68 cái. (Máy móc thiết bị đựơc thống kê gồm: máy động lực, máy móc thiết bị công tác, máy móc thiết bị đo lƣờng, máy móc văn phòng và máy móc khác). Các loại tài sản cố định khác có giá trị 39,05 tỷ VND. Nhà (739,98 tỷ đồng = 76,95%) Vật kiến trúc (83,31 tỷ đồng = 8,66%) PTVT (39,23 tỷ đồng = 4,079% Máy móc thiết bị (60,08 tỷ đồng = 6,24%) TSCĐ khác (39,05 tỷ đồng = 4,06%)

Biểu đồ 3.3:Cơ cấu TSCĐ không phải là đất theo GTCL

Bảng 3.4: Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê TSCĐ của ĐVSN tỉnh Tuyên Quang

(Thời điểm đến 0h ngày 01/01/2009)

STT Chỉ tiêu ĐVT, số

lƣợng

Theo sổ sách kế toán Theo thực tế kiểm kê

Số lƣợng (thừa, thiếu) Nguyên giá (tăng, giảm) Số lƣợng Nguyên giá Số lƣợng Nguyên giá (tỷ đồng) Tổng số NS cấp Nguồn thu SN Nguồn khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Tổng giá trị Tỷ đồng 1.531,5 (100%) 2.137 (100%) 605,5 2 I. Đất đai m2 2.235.141 745,55 (17,89%) 2.875.146 1.175,35 (55%) 640.005 429,8

3 II. TSCĐ không phải là

đất 785,95 961,65 (45%) 4 1. Nhà cửa m2 521.569 577,316 769.366 739,98 (34,63%) 712,246 21,257 6,477 247.797 162.664 5 2. Vật kiến trúc

(Sân, bể, gara, hàng rào, cống,..)

Cái 3.521 75,46 3.844 83,31

(3,89%) 77,98 5,19 0,14 323 7,85 6 3. Phƣơng tiện vận tải

(Đƣờng bộ, khác) Chiếc 55 41,48 49

39,23

(1,83%) 35,57 2.21 1,45 -06 -2.25 7 4. Máy móc thiết bị (Đo

đạc, văn phòng, thí nghiệm,…) Cái 1.670 59,144 1.738 60,08 (2,81%) 53,364 5,826 0,89 68 0,9355 8 5. TSCĐ khác 3.125 32,55 3.223 39,05 (1,83%) 31,12 6,04 1,89 98 6,5

Nguồn: Phòng Quản lý công sản giá - Các báo cáo tự kiểm kê của các đơn vị SN

3.4.3.1. Quản lý tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc

Mức sử dụng bình quân diện tích làm việc của một công chức phụ thuộc vào: Diện tích văn phòng làm việc hiện có, số lƣợng công chức và lao động theo biên chế hay công việc đƣợc cơ quan có thẩm quyền nhà nƣớc duyệt.

+ Diện tích công sở làm việc của một đơn vị thƣờng là cố định trong khoảng thời gian tƣơng đối dài, (nếu không có xây mới hay điều chuyển).

+ Số lƣợng cán bộ công chức phụ thuộc vào khối lƣợng công việc, kinh phí và quyết định biên chế. Đây là một biến số luôn thay đổi và có xu hƣớng gia tăng. Nhƣ vậy, nếu tại thời điểm hiện tại định mức sử dụng công sở là phù hợp, đúng với quy định thì chỉ cần một thời gian ngắn là sẽ quá tải hay định mức này sẽ cao hơn thực tế. Nếu hiện nay đang sử dụng vƣợt định mức thì có thể vài năm sau định mức này lại đúng với thực tế vì biên chế tăng do công việc nhiều. Nên cơ sở để thanh tra kiểm tra dựa trên định mức là cần thiết, nhƣng tiêu chí này chỉ mang tính tƣơng đối. Vì các tham số liên quan mang tính thời kỳ, có tham số mang tính thời điểm.

Ở tỉnh Tuyên Quang, tình trạng sử dụng trụ sở vƣợt giới hạn diễn ra thƣờng xuyên, công tác kiểm tra thanh tra ít khi xảy ra hoặc không chú ý, ở một số nơi không đủ nhân lực để kiểm tra thanh tra. Trong khi đó có nhiều cơ quan đơn vị không có chỗ để công chức làm việc, đi thuê thì kinh phí đựơc cấp hạn chế hoặc không đƣợc phép… vì vậy công tác điều chuyển sắp xếp lại TSC là rất cần thiết. Số liệu tổng hợp liên quan đến định mức sử dụng nhà đất tại thời điểm 01/01/2009: Tổng diện tích sử dụng của ĐVSN tại tỉnh Tuyên Quang tính bình quân một ngƣời là 769.360m2/18.402 cán bộ = 41,81m2/ngƣời (bao gồm nhà làm việc, hội trƣờng, kho, nhà ở công vụ của cơ quan…). trong đó nếu tính riêng diện tích nhà làm việc tính bình quân cả tỉnh là 11,13 m2/ngƣời. Nếu so với tiêu chuẩn định mức quy định trong Quyết định 260/2006/QĐ-TTg, định mức của cấp chuyên viên và chức danh tƣơng đƣơng từ 8-10m2

nhà của ĐVSN có thể đáp ứng đƣợc. Xét trên giá trị tài sản là nhà tính bình quân/ngƣời của ĐVSN của tỉnh Tuyên Quang là 40,21 triệu VND/ngƣời, hiện nay do sự trƣợt giá của giá thành xây đã tăng cao, do đó nếu phải đánh giá lại tài sản nhà nƣớc sẽ là một khó khăn đối với cơ quan quản lý và sử dụng.

Đối với tỉnh Tuyên Quang, diện tích sử dụng nhà làm việc bình quân/ngƣời là 11,13 m2

. Trong đó tại thành phố Tuyên Quang và huyện Yên Sơn có diện tích sử dụng nhà làm việc cao nhất với 13,44m2/ngƣời và 13,21m2/ ngƣời, thấp nhất là huyện Lâm Bình với 9,73m2/ ngƣời, các huyện còn lại nhƣ Sơn Dƣơng, Na Hang, Hàm Yên, Chiêm Hoá lần lƣợt là 10,11m2/ngƣời, 10,42m2/ngƣời, 10,22m2/ngƣời, 10,8m2/nguời (Nguồn Báo cáo sắp xếp, rà soát nhà đất theo Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ năm 2010 của các huyện, thành phố).

Từ thực trạng trên chúng ta thấy một sự phân bổ không đồng đều, đó là kết quả của lịch sử để lại và cũng là định hƣớng đầu tƣ thiếu tầm nhìn tổng thể sau khi hoà bình lặp lai và một số các chế độ chính sách, văn bản hƣớng dẫn ban hành chƣa kịp thời. Qua đó cũng thấy đựơc phần nào tiềm lực tài sản công tại các địa phƣơng, đặt ra đòi hỏi và thách thức cho cơ quan quản lý.

Trong quá trình tìm hiểu, đề tài tích cực đi sâu tìm hiểu những đánh giá định lƣợng của các cơ quan trực tiếp quản lý ở cấp cơ sở trong thực hiện định mức quản lý TSC là TSLV nhƣng các số liệu báo cáo chủ yếu mang là định tính, không có những số liệu cụ thể, trừ khi xảy ra những sự vụ cần có đánh giá tổng thể. Đây cũng chính hạn chế trong công tác quản lý của nhà nƣớc, vì nếu cơ quan quản lý không biết đƣợc số lƣợng cụ thể, không nắm rõ bản chất của tài sản và sử dụng tài sản tại mỗi cấp mà tập trung vào quản lý sự vụ thì công tác quản lý chung và sắp xếp điều chuyển đánh giá hiệu quả để báo cáo cấp trên bị hạn chế. Ví dụ trong đánh giá của Sở Tài chính thực hiện việc rà soát sắp xếp xử lý lại nhà đất theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg về sắp xếp xử lý nhà, đất có đánh giá nhƣ sau: “ Tình trạng lãng phí trong

quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên và trụ sở làm việc ở một số đơn vị chƣa đƣợc khắc phục triệt để, với các biểu hiện nhƣ: xây dựng, bố trí sử dụng trụ sở làm việc vƣợt tiêu chuẩn định mức và sử dụng không hết công năng hoặc sử dụng trụ sở sai mục đích, cho thuê, cho mƣợn làm cho nhiều nơi trụ sở bị xuống cấp nghiêm trọng. Quản lý và sử dụng đất đai còn lãng phí, tình trạng sử dụng sai mục đích, đất bỏ hoang, bị chiếm dụng vẫn còn xảy ra phổ biến. để tìm hiểu số liệu cụ thể về tình trạng lãng phí, sai mục đích thì chỉ có thể đơn cử các trƣờng hợp nhƣ năm 2009 ở huyện Chiêm Hoá phát hiện 473 m2

đất sử dụng không đúng mục đích, huyện Hàm Yên phát hiện 341 m2

đất để hoang hoá và 435 m2 đất sử dụng không đúng mục đích, huyện Yên Sơn phát hiện 485 m2

diện tích sử dụng không đúng mục đích, huyện Sơn Dƣơng năm 2010 phát hiện 4.038 m2

đất bị các hộ dân chiếm dụng, thành phố Tuyên Quang năm 2011 phát hiện 785 m2

diện tích sử dụng không đúng mục đích (Nguồn Báo cáo sắp xếp, rà soát nhà đất theo Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ năm 2010 của các huyện, thành phố).

Công tác quản lý đất đai và xây dựng trụ sở làm việc cũng dựa trên định mức sử dụng TSC để xem xét phê duyệt nhƣng kết quả không đƣợc làm tốt. Cụ thể về quản lý đất đai, các ĐVSN còn ảnh hƣởng bởi cơ chế và không theo kịp với đòi hỏi mới trong quản lý nhà nƣớc, Chính phủ chƣa xây dựng đƣợc Chính phủ điện tử nên các đơn vị không theo dõi đầy đủ về diện tích nhà đất trên sổ sách kế toán, giá trị quyền sử dụng đất không đựơc tính đầy đủ vào giá trị tài sản. Ngoài ra trình độ của cán bộ kế toán, nhất là kế toán của các đơn vị trƣờng học còn nhiều hạn chế và chƣa quan tâm nhiều cho công tác quản lý, theo dõi tình hình biến động của TSC trong đơn vị mình.

Đối với công tác xây mới dựa trên định mức: Mặc dù cơ quan tài chính thẩm định chặt chẽ về quy mô, diện tích và phụ thuộc vào khả năng nguồn kinh phí của đơn vị. Nhƣng tình trạng vƣợt tiêu chuẩn định mức vẫn còn diễn

ra. Thực tế này phản ánh sự hạn chế trong quản lý nhà nƣớc nói chung về tài sản công.

3.4.3.2. Công tác kê khai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý trụ sở làm việc

Trƣớc yêu cầu phải hoàn thành công tác cấp kê khai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền quản lý trụ sở là việc theo tinh thần Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 14/3/2013 của Thủ tƣớng chính phủ. Với tình hình thực tế của tỉnh, ngày 14/3/2013 Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 01-CT/TU huy động toàn bộ hế thống chính trị vào cuộc để triển khai thực hiện. Kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy nhƣ sau:

Tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2009, toàn tỉnh có 2.875.146 m2 đất và 769.366 m2

nhà trên đất của 735 ĐVSN trên địa bàn tỉnh. Sau khi Nghị định 14/1998/NĐ-CP ban hành, thực hiện điều 9 của Nghị định về quản lý TSC, từ năm 2001 đến hết 31/12/2008, Sở Tài chính đã phối hợp với Sở Tài nguyên và các cơ quan liên quan triển khai đăng ký trụ sở làm việc hiện có trên cơ sở đó cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý trụ sở làm việc cho 309 ĐVSN tƣơng đuơng 41,9% trên tổng số 735 ĐVSN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và nằm trong tốp 22 tỉnh chậm của cả nƣớc. Trong quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn do những nguyên nhân chủ yếu nhƣ: Địa bàn rộng, tài liệu cơ bản về trụ sở làm việc theo dõi không đầy đủ, nguồn nhân lực mỏng, kinh phí đầu tƣ chƣa nhiều, sự quyết tâm của các ngành và các địa phƣơng chƣa cao. Tuy nhiên từ 01/01/2013 đến hết 31/12/2013 đã thực hiện kê khai và đăng ký đƣợc 735/735 ĐVSN đạt 100% diện tích nhà đất trên toàn tỉnh và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất là trụ sở làm việc đạt 84,22 % bằng 619/735 đơn vị (tƣơng đuơng với số lƣợng giấy chứng nhận đã cấp của 18 năm trƣớc đó từ 1995 đến 2012) với diện tích đất bằng 2.472.672 m2 và 691.676 m2 nhà. Trong đó:

Tại thành phố Tuyên Quang cấp đƣợc 71/71 đơn vị đạt 100% Tại huyện Yên Sơn cấp đƣợc 156/161 đơn vị đạt 96,9% Tại huyện Sơn Dƣơng cấp đƣợc 105/144 đơn vị đạt 72,9% Tại huyện Hàm Yên cấp đƣợc 87/112 đơn vị đạt 77,7%

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 72 - 87)