Các cơ quan khác liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 51 - 55)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.4. Các cơ quan khác liên quan

Trong quá trình quản lý tài sản công nói chung và quản lý tài sản là trụ sở làm việc của cơ quan sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang có một số cơ quan khác cùng tham gia. Ở cấp tỉnh đó là Sở kế hoạch và đầu tƣ, Sở xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng.

- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ có nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu, tổng hợp chiến lƣợc, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng; phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả tỉnh.

+ Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, tổng hợp kế hoạch đối với các công trình công cộng đô thị, nhà làm việc, hạ tầng các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nghiên cứu lên kế hoạch phát triển đô thị.

+ Làm đầu mối tham gia thẩm định các dự án để địa phƣơng quyết định theo thẩm quyền gồm: Thẩm định thành lập mới, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nƣớc; thẩm định các dự án đầu tƣ (cả vốn trong nƣớc và vốn ngoài nƣớc); thẩm định quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng cho các cơ quan nhà nƣớc, ĐVSN trong đó có trụ sở làm việc, thực hiện việc giám sát đầu tƣ.

+ Nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin về kinh tế phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành trong tỉnh; phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý và cung cấp thông tin về lĩnh vực kế cấu hạ tầng, đô thị và nhà công sở.

- Sở Xây dựng có nhiệm vụ:

Căn cứ định mức xây dựng đƣợc Bộ xây dựng lập kế hoạch và xây dựng thành hệ thống văn bản thống nhất áp dụng cho các cơ quan đơn vị có công trình xây dựng. Cũng từ công tác quy chuẩn trong xây dựng và dữ liệu

thống kê của Phòng Quản lý công sản - Sở Tài chính, quản lý các tài sản công đựơc hình thành, đƣa ra định mức đối với từng ngành, từng chức danh. Nhiệm vụ cụ thể liên quan đến nhà đất công sở là:

+ Xây dựng các định hƣớng phát triển nhà ở cho từng giai đoạn 10 năm, chƣơng trình nhà ở 5 năm, chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn;

+ Chỉ đạo việc thực hiện sau khi đƣợc UBND tỉnh phê duyệt; Hƣớng dẫn, kiểm tra UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh xây dựng các chƣơng trình phát triển nhà ở địa phƣơng, chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng theo từng giai đoạn;

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức lập, thẩm định quy hoạch phát triển hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nƣớc, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nƣớc của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phƣơng; tổ chức thực hiện sau khi đƣợc UBND tỉnh phê duyệt;

+ Hƣớng dẫn, kiểm tra UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh trong việc lập quy hoạch phát triển công sở các cơ quan hành chính nhà nƣớc, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nƣớc của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phƣơng;

+ Xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các tiêu chuẩn xây dựng nhà ở, công sở, trụ sở làm việc; ban hành quy định về tiêu chí phân loại, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, quy chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì nhà ở, công sở, trụ sở làm việc của địa phƣơng;

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành tiêu chuẩn sử dụng nhà công vụ, khung giá cho thuê nhà ở công vụ, khung giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội áp dụng cho từng thời kỳ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ xây dựng các tiêu chí điều tra, thống kê, đánh giá về nhà ở; chỉ đạo, hƣớng dẫn công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở; hƣớng dẫn việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin về nhà ở, công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nƣớc; tổng hợp, công bố định kỳ năm năm thông tin về nhà ở trên phạm vi toàn tỉnh;

- Sở Tài nguyên & Môi trƣờng có nhiệm vụ:

+ Tổ chức, chỉ đạo công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính;

+ Hƣớng dẫn cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND các huyện, thành phố lập hồ sơ, trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cƣ hoặc thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài thuộc đối tƣợng đƣợc mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

+ Chỉ đạo và hƣớng dẫn cho UBND các huyện, thành phố, phƣờng-xã- thị trấn thực hiện việc đăng ký, thống kê, kiểm kê đất đai; lập sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài thuộc đối tƣợng đƣợc mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; chuyển quyền sử dụng đất theo thẩm quyền. Hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

+ Thực hiện việc đăng ký, lập sổ địa chính; tổng hợp thống kê đất trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định pháp luật; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (kể cả tài sản trên đất) cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài;

+ Trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài; cho thuê đất

đối với tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài; thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ theo dự án. Lập thủ tục ký kết hợp đồng thuê đất và quản lý việc thuê đất của các đối tƣợng theo quyết định cho thuê đất đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Đƣợc UBND tỉnh ủy quyền ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đóng dấu UBND tỉnh) cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài; gia hạn quyền sử dụng đất và phân cấp cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chỉnh lý biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật; đăng ký đối với các biến động về nhà ở và công trình xây dựng.

+ Đƣợc UBND tỉnh giao thực hiện bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng trong trƣờng hợp thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc công bố mà chƣa có dự án đầu tƣ; nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất trong khu vực có quy hoạch phải thu hồi đất mà ngƣời sử dụng đất có nhu cầu chuyển đi nơi khác trƣớc khi Nhà nƣớc quyết định thu hồi đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi và phối hợp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với diện tích tích đƣợc giao quản lý;

+ Phối hợp với các sở, ngành có liên quan để hƣớng dẫn, kiểm tra việc triển khai các thủ tục đăng ký biến động về nhà, đất. Phối hợp với Sở Tài chính tỉnh trong việc kê khai, lập sổ; đề xuất UBND tỉnh quản lý đất gắn liền tài sản công do các tổ chức quản lý sử dụng. Phối hợp cùng các ban, ngành trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp và với cơ quan thi hành án để xử lý những vấn đề có liên quan đến đất đai;

+ Tham gia định giá các loại đất theo khung giá, nguyên tắc và phƣơng pháp định giá các loại đất theo quy định. Cùng với các sở, ngành tham mƣu cho UBND tỉnh xác định giá đất để ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật. Ngoài ra, tham gia quyết định hiệu quả của

tài sản công là trụ sở của các đơn vị SN. Việc bố trí sắp xếp công việc và tổ chức hoạt động quyết định hiệu quả TSC.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 51 - 55)