Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 41)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

vị chuyên môn thuộc UBND huyện Sơn Dƣơng, với những kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình trong thời gian công tác ở đây nên tôi quyết định chọn điểm nghiên cứu cho Luận văn của mình ở tỉnh Tuyên Quang (Giai đoạn nghiên cứu 2009-2013).

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu, đã đƣợc công bố chính thức ở các cấp, các ngành.

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trƣớc đƣợc lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này sẽ đƣợc chú thích rõ trong phần "Tài liệu tham khảo".

Nguồn tài liệu này bao gồm:

+ Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chƣơng trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các văn bản của các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh Tuyên Quang và một số các tài liệu trên mạng Internet...

+ Tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố, đã đƣợc báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng TSC là TSLV đƣợc thu thập từ Sở Tài chính, Sở Công Thƣơng, Sở Nội Vụ, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Cục Thông kê tỉnh, Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Kinh tế và Hạ tầng; phòng Tài nguyên và Mội trƣờng các huyện, thành phố; Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang, niêm giám thống kê các huyện, thành phố và số liệu báo cáo của các ĐVSN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra còn có các số liệu thu thập từ các tạp chí, sách báo, internet và số liệu trên các phƣơng tiên thông tin đại chúng.

Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu, Luận văn cũng kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan đã đƣợc công bố của một số tác giả về quản lý TSC ở một số địa phƣơng trong nƣớc để rút ra kinh nghiệm và kết luận bổ ích trong việc tăng cƣờng công tác quản lý TSC là TSLV khu vực SN tại tỉnh Tuyên Quang.

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Để thu thập đƣợc số liệu sơ cấp tác giả sử dụng phƣơng pháp thăm dò ý kiến bằng phiếu xin ý kiến. Đây là phƣơng pháp quan trọng để đánh giá thực trạng công tác quản lý TSC là TSLV khu vực SN tại tỉnh Tuyên Quang và đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý TSC là TSLV khu vực SN tại tỉnh Tuyên Quang.

Đối tƣợng phỏng vấn trực tiếp là cán bộ thuộc các cơ quan quản lý cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và một số ĐVSN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang…

Để thu thập số liệu tác giả đã gửi Phiếu xin ý kiến đến trực tiếp tới 112 ngƣời đại diện cho các cơ quan quản lý cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và một số ĐVSN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo mẫu câu hỏi đã soạn thảo trƣớc, qua đó thấy đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý TSC trong khu vực SN tại tỉnh Tuyên Quang.

- Nội dung phiếu xin ý kiến: Đƣợc trình bày cụ thể ở phần phụ lục.

2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Dữ liệu thu thập đƣợc xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2010... Thông tin thu đƣợc tiến hành phân nhóm, phân tổ theo các chỉ tiêu đƣợc xác định từ trƣớc (theo vùng, theo địa bàn, quy mô,…), sử dụng số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình, biểu đồ, hình vẽ... để so sánh và mô tả chính xác số liệu đã thu thập.

2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Phƣơng pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu qua các năm, các hiện tƣợng đƣợc lƣợng hóa cùng một nội dung, tính chất... So sánh qua chỉ tiêu kế hoạch và kết quả thực hiện; so sánh kết quả qua các giai đoạn,...

- Phƣơng pháp phân tổ: Những thông tin thứ cấp khi thu thập đƣợc sẽ tiến hành phân tổ, phân nhóm theo một số tiêu thức. Phƣơng pháp phân tổ sẽ giúp nhìn nhận rõ ràng những số liệu đã thu thập đƣợc để có thể đi đến kết luận chính xác nhất.

- Phƣơng pháp đồ thị: Chuyển hóa thông tin dạng số sang dạng đồ thị, giúp ngƣời nghiên cứu dễ dàng tiếp cận thông tin phân tích và có cái nhìn trực quan đối với thông tin trong luận văn.

- Phƣơng pháp chuyên gia chuyên khảo: Là phƣơng pháp thăm dò ý kiến bằng phiếu xin ý kiến, khảo sát đối với các cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cấp tỉnh, huyện, xã nhằm thu thập ý kiến đóng góp,

2.5

2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá năng lực quản TSC là TSLV

Là chỉ tiêu phản ánh năng lực quản lý TSC là TSLV của các cơ quan quản lý, năng lực quản lý của các ĐVSN trực tiếp sử dụng TSC. Khi xác định đƣợc chỉ tiêu này thì sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý TSC là TSLV khu vực SN tại tỉnh Tuyên Quang.

2.5.2. Chỉ tiêu đánh giá về mô hình tổ chức quản lý TSC

Là chỉ tiêu phản ánh mức độ tổ chức và bố trí cán bộ quản lý trong việc quản lý TSC là TSLV có đảm bảo đủ nhân lực quản lý và có phù hợp hay không phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

2.5.3. Chỉ tiêu đánh giá về nghiệp vụ quản lý, công cụ quản lý và việc ứng dụng công nghệ trong quản lý TSC dụng công nghệ trong quản lý TSC

Là chỉ tiêu đánh giá việc ban hành các văn bản chỉ đạo của tỉnh, các cơ quan quản lý có liên quan đã kịp thời hay chƣa, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trọng công tác quản lý TSC từ khâu hình thành cho đến việc thanh quyết toán, quản lý, xử lý TSC và thực hiện việc khai thác các báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền..

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TỈNH TUYÊN QUANG

3.1. Tổ chức mô hình quản lý tài sản công của Việt Nam và của tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang

Mô hình quản lý tài sản công của Việt Nam theo mô hình quản lý tập trung có phân cấp. Cấp Trung ƣơng là Cục quản lý công sản thuộc Bộ Tài chính, quản lý thống nhất chịu trách nhiệm trƣớc Bộ, Chính phủ và Quốc hội. Cấp địa phƣơng là phòng Công sản giá trực thuộc Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang. Cấp huyện, thành phố là Phòng Tài chính - Kế hoạch.

3.1.1. Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính

Cục Quản lý công sản là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài sản nhà nƣớc tại các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc (bao gồm trụ sở làm việc, các tài sản có giá trị lớn của Nhà nƣớc trang bị cho các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc, gọi chung là tài sản nhà nƣớc); thực hiện quản lý về tài chính đối với tài sản kết cấu hạ tầng, đất đai và tài nguyên quốc gia theo qui định của pháp luật; trực tiếp quản lý một số loại tài sản nhà nƣớc theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.

3.1.1.1. Nhiệm vụ của Cục Quản lý công sản

- Trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về chế độ quản lý và sử dụng tài sản nhà nƣớc tại các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc; xử lý tài sản xác lập quyền sở hữu nhà nƣớc; chế độ quản lý tài chính đối với đất đai (trừ thuế và phí); chế độ quản lý tài chính đối với tài nguyên, khoáng sản (trừ dầu khí); chế độ bồi thƣờng, tái định cƣ và chế độ tài chính trong quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt định hƣớng chiến lƣợc về quản lý tài sản nhà nƣớc trong phạm vi cả nƣớc.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan trung ƣơng trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nƣớc tại các đơn vị, cơ quan nhà nƣớc thuộc phạm vi trách nhiệm của Cục.

- Tham gia xây dựng cơ chế tài chính đối với các lĩnh vực khác có liên quan. - Thực hiện quản lý một số loại tài sản nhà nƣớc theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính nhƣ:

+ Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định về:

+ Chủ trì phối hợp các cơ quan trung ƣơng thực hiện thu hồi, tiếp nhận, quản lý, điều chuyển hoặc xử lý tài sản nhà nƣớc tại các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ hoặc Bộ trƣởng Bộ Tài chính.

+ Thống nhất tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nƣớc chƣa giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý, sử dụng. Quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, xử lý tài sản thuộc sở hữu nhà nƣớc theo qui định của pháp luật.

- Quản lý tài sản nhà nƣớc tại các tổ chức bán công, tổ chức hội, cơ quan khác ở trung ƣơng không đƣợc Ngân sách nhà nƣớc đảm bảo kinh phí hoạt động theo qui định của Luật Ngân sách nhà nƣớc.

- Tổ chức thông tin, tƣ vấn về tài sản nhà nƣớc và bất động sản.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng về các lĩnh vực quản lý TSC.

- Quản lý và sử dụng trụ sở làm việc và tài sản nhà nƣớc có giá trị lớn theo quy định của Bộ.

- Thực hiện quản lý tài chính đối với đất (trừ thuế và phí) và tài nguyên khoáng sản (trừ dầu khí).

- Thực hiện quản lý tài chính trong việc khai thác, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

- Thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất dùng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

- Xử lý tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu nhà nƣớc.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra cơ quan tài chính địa phƣơng thực hiện quản lý tài sản nhà nƣớc theo qui định của pháp luật.

- Thực hiện công tác thống kê, phân tích dự báo; tổng hợp số liệu, tình hình quản lý; tổng hợp đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản nhà nƣớc; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

- Phối hợp, tham gia xây dựng chính sách tài chính quốc gia, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công sản theo phân công của Bộ.

Với vai trò là cơ quan Trung ƣơng thống nhất quản lý về tài sản công, ngƣời đứng đầu cơ quan là Cục trƣởng Cục Quản lý công sản có quyền hạn, trách nhiệm đƣợc quy định cụ thể là:

Trình Bộ trƣởng xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý những văn bản về quản lý tài sản nhà nƣớc do các cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng ban hành trái với qui định của Nhà nƣớc và của Bộ Tài chính.

Đƣợc yêu cầu các tổ chức, cá nhân đang quản lý và sử dụng tài sản nhà nƣớc báo cáo, cung cấp thông tin và các tài liệu cần thiết về tài sản nhà nƣớc, tài nguyên quốc gia phục vụ nhiệm vụ quản lý của Cục.

Đƣợc quyền kiến nghị xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền các vi phạm về chính sách, chế độ quản lý tài sản nhà nƣớc của các cơ quan, đơn vị của Nhà nƣớc.

3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý công sản

Gồm 5 phòng - Phòng Tài sản hành chính, sự nghiệp - Phòng Tài nguyên, đất - Phòng Tài sản kết cấu hạ tầng - Phòng Tài sản xác lập sở hữu nhà nƣớc - Phòng Hành chính - Tổng hợp. Tuy nhiên chức năng nhiệm vụ của các phòng đều là phòng nghiệp vụ, phân cấp quản lý vừa theo chuyên môn nghiệp vụ vừa theo đối tƣợng. Tức là mỗi phòng thực hiện quản lý một

mảng riêng, đồng thời quản lý tài sản công tại một số Bộ ngành theo phân cấp quản lý tài sản Trung ƣơng, địa phƣơng căn cứ vào Nghị định 137/2006/NĐ-CP và Thông tƣ hƣớng dẫn 35/2007/TT-BTC.

3.1.2. Phòng Quản lý công sản giá - Sở Tài chính

UBND tỉnh quyết định thành lập phòng Quản lý công sản thuộc Sở Tài chính với chức năng nhiệm vụ là:

3.1.2.1. Chức năng

- Tham mƣu giúp Ban giám đốc Sở Tài chính thực hiện quản lý nhà nƣớc về tài sản Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

- Tham mƣu giúp Ban Giám đốc Sở Tài chính, xây dựng các văn bản về quản lý và sử dụng tài sản nhà nƣớc do UBND tỉnh quản lý.

- Tham mƣu, đề xuất báo cáo Giám đốc Sở Tài chính trình UBND tỉnh tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng phục vụ cho hoạt động đặc thù ở địa phƣơng mà Trung ƣơng chƣa quy định.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý tài sản công trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với tài sản đƣợc xác lập sở hữu Nhà nƣớc, tài sản tịch thu sung công quỹ Nhà nƣớc theo quy định.

- Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nƣớc theo quy định đối với TSC.

- Phối hợp thực hiện thu hồi, tiếp nhận, chuyển giao, điều chuyển, chuyển đổi hình thức sở hữu, xử lý tài sản Nhà nƣớc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức đoàn thể thuộc UBND tỉnh theo quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.

- Tham gia với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, các cơ quan có liên quan để quản lý, bố trí sử dụng đối với quỹ nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nƣớc do

UBND tỉnh quản lý; quản lý tài chính quỹ nhà chuyên dùng thuộc sở hữu Nhà nƣớc của UBND tỉnh hiện do các tổ chức thuê sử dụng làm trụ sở, văn phòng, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà công sở; quỹ nhà do các chủ đầu tƣ phải chuyển giao cho UBND Tỉnh quản lý, sử dụng theo dự án đƣợc UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổ chức đăng ký tài sản, lƣu trữ hồ sơ, tổng hợp phân tích, báo cáo tình hình sử dụng TSC thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định và theo yêu cầu của UBND tỉnh, Bộ Tài chính.

3.1.2.3. Tổ chức công việc

Trong Phòng quản lý công sản giá đƣợc tổ chức thành thành các bộ phận phụ trách tƣơng ứng với 5 mảng công việc đƣợc tổ chức thành 5 phòng trên Cục quản lý công sản, tất cả chịu sự quản lý thống nhất của trƣởng phòng. Biên chế đƣợc quyết định bởi Sở Tài chính.

3.1.3. Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh

Về tổ chức hành chính, Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 6 huyện với 141 xã, phƣờng, thị trấn. Thành phố Tuyên Quang là trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh.

Tại 07 phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Tuyên Quang đƣợc bố trí 01 cán bộ làm kiêm nhiệm (chƣa bố trí cán bộ chuyên trách) công tác quản lý công sản giá trên địa bàn huyện, thành phố.

3.1.3.1. Chức năng

Trực tiếp tham mƣu giúp Trƣởng phòng Tài chính - Kế hoạch hoặc trình UBND huyện, thành phố thực hiện quản lý nhà nƣớc về tài sản Nhà

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)