Quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu của đề tài

1.7.2. Quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản

Quá trình khai thác, sử dụng tài sản công quyết định hiệu quả của tài sản công, chứng minh cho những luận chứng kỹ thuật đƣợc đƣa ra trong giai đoạn hình thành tài sản. Đây là quá trình diễn ra hết sức phức tạp, bởi vì thời gian khai thác, sử dụng tuỳ thuộc đặc điểm tính chất, độ bền của mỗi loại tài sản; quá trình này đều đƣợc thực hiện bởi tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. Thời gian của quá trình khai thác, sử dụng tài sản đƣợc tính từ ngày nhận tài sản hay bàn giao tài sản đến khi tài sản không còn sử dụng đƣợc phải thanh lý.

Theo nguyên lý chung của quản lý công, hiệu quả hoạt động hay hiệu quả khai thác tài sản cũng phải đo bằng lợi ích đem lại đƣợc lƣợng hoá thông qua phƣơng pháp so sánh. Ví dụ một tài sản của một ĐVSV sử dụng cho quản lý hành chính của đơn vị sẽ đƣợc quyết định thế nào? ĐVSV sẽ thuê 100m2 văn phòng hạng A với giá 100.000đồng/m2/tháng, vì công việc hành

chính và nhân viên văn phòng chỉ cần 60-70m2 là có thể giải quyết các hoạt động của đơn vị diễn ra bình thƣờng, sự tăng giảm diện tích thuê và tài sản khác rất linh hoạt phụ thuộc vào khối lƣợng công việc, số lƣợng nhân viên tăng thêm nhƣng trên hết là lợi nhuận của ĐVSN hay kinh phí khoán chi cho văn phòng cho phép sử dụng là bao nhiêu. Tài sản sử dụng trong công tác quản lý hành chính trong ví dụ này không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhƣng nó đƣợc xem xét hiệu quả hoạt động bằng công việc của nhân viên có thể hoàn thành và lợi nhuận có thể đạt của ĐVSN đem lại từ hoạt động quản lý và kinh doanh dịch vụ.

Những tài sản cần thiết và có điều kiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng thì phải xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng và thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng; đồng thời, tất cả các tài sản phải có chế độ quản lý, sử dụng; trong đó, chú ý đến việc đăng ký sử dụng tài sản, xây dựng quy chế quản lý từng loại tài sản. Đặt ra định mức sử dụng là nghiệp vụ hết sức khoa học và phức tạp quyết định hiệu quả cho quản lý, khai thác. Định mức cũng là một trong những cơ sở khởi nguồn cho công tác xây mới, mua sắm hay thuê mua. Đối với ĐVSN do lợi nhuận, chi phí chi phối công việc nên định mức cần đƣợc xây dựng cho từng ĐVSN. Đây cũng là vấn đề mà rất ít nƣớc đặt ra đƣợc một phƣơng pháp lƣợng hoá khoa học cho quản lý.

Tiếp đến trong công tác quản lý là việc điều chuyển tài sản từ đơn vị này qua đơn vị khác, điều chuyển giữa các ngành, các cấp, tức là điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu hoặc có tài sản đối với đơn vị này thì không còn sử dụng đƣợc nhƣng đối với đơn vị khác lại vẫn có thể sử dụng đƣợc; chế độ quản lý việc sửa chữa tài sản v.v... nhằm đảm bảo cho việc sử dụng tài sản tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; đó là yêu cầu cao nhất của quá trình quản lý, sử dụng tài sản thuộc khu vực sự nghiệp. Những phân tích trên đây cũng chính là nội dung cơ bản cho quản lý trụ sở làm việc của ĐVSN một cách chuẩn mực và khoa học.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)