5. Kết cấu của đề tài
4.2.4. Đối với các ĐVSN, tác giả đề nghị cần hoàn thiện và bổ sung
dung công việc sau:
Một là: Những đơn vị nào chƣa ban hành Quy chế quản lý, sử dụng TSC thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng
TSC thì khẩn trƣơng ban hành. Việc ban hành Quy chế này không những góp phần phân định rõ quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân đối với từng khâu, từng việc trong quy trình quản lý, sử dụng TSC mà còn là cơ sở để xác định mức độ vi phạm của từng cá nhân trong đơn vị khi xảy ra sai phạm, từ đó xác định mức nộp phạt và khắc phục hậu quả của từng cá nhân.
Hai là: Thực hiện đúng trình tự đầu tƣ, mua sắm, thanh lý, ghi tăng, ghi giảm tài sản cố định là TSLV;
Ba là: Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nƣớc theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban chỉ đạo 09 của tỉnh; hiện đại hóa công tác quản lý công sản qua phần mềm quản lý tài sản MISA đang sử dụng;
Bốn là: Hàng năm thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng TSC trong đó có TSLV; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát.
Năm là: Đối với quản lý tài chính về đất đai: các DDVSN phải rà soát số lƣợng đất đƣợc giao, số còn lại, đánh giá nguyên nhân tăng hoặc thiếu hụt và áp giá đất theo khung giá đất đƣợc UBND tỉnh ban hành và ghi tăng giá trị tài sản trên hệ thống tài khoản kế toán.
Sáu là: Yêu cầu các cán bộ trong đơn vị thực hiện đúng các quy định, quy chế đã ban hành nhƣ quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng TSLV, tránh tình trạng ban hành để đối phó hoặc ban hành ra không áp dụng; cán bộ các ĐVSN đƣợc giao quản lý sử dụng tài sản nếu làm hỏng và thất thoát không có lý do chính đáng thì cá nhân đó phải chịu bồi thƣờng thiệt hại theo mức độ sai phạm gây ra.