Sự cần thiết quản lý tài sản công

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 25 - 26)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.1. Sự cần thiết quản lý tài sản công

Quản lý tài sản công là quá trình tác động và điều chỉnh vào sự hình thành và vận động của tài sản công nhằm khai thác, sử dụng tài sản công một cách có hiệu quả nhất vì lợi ích của đất nƣớc.

Quản lý tài sản công là một tất yếu, thể hiện qua một số điểm sau đây:

Một là, tài sản công là tài sản của đất nƣớc, của nhân dân, do đó việc quản lý tốt để tạo lập, khai thác và sử dụng tài sản công hiệu quả là đòi hỏi khách quan trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc. Đó là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nƣớc ở mọi quốc gia.

Hai là, tài sản công (đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội) phản ánh sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng, mỗi vùng. Nhà nƣớc cần có kế hoạch tạo lập, quản lý, khai thác phần tài sản công này một

cách hợp lý, đồng đều, nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối các vùng, miền, lãnh thổ.

Ba là, tài sản công, đặc biệt là phần tài sản công trong các cơ quan nhà nƣớc, là phần vốn hiện vật của cơ quan, đƣợc hình thành từ nguồn chi tiêu công. Đó là điều kiện bảo đảm cho các cơ quan nhà nƣớc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Quản lý tốt phần tài sản công trong các cơ quan nhà nƣớc qua việc mua sắm, sử dụng, bảo quản tài sản công, chống thất thoát lãng phí là đòi hỏi đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của tất cả mọi cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nƣớc. Cuối cùng, quản lý tài sản công là yêu cầu mong muốn của mọi công dân. Tạo lập, khai thác, sử dụng tài sản công có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội to lớn. Uy tín cuả Nhà nƣớc, cán bộ công chức Nhà nƣớc, một phần rất lớn đƣợc công dân đánh giá thông qua việc quản lý, sử dụng tài sản công. Trong tiến trình, cải cách nền hành chính quốc gia, Đảng và Nhà nƣớc ta rất chú trọng đến quản lý tài sản công. Luật phòng, chống tham nhũng, pháp lệnh cán bộ công chức quy định rất rõ yêu cầu, điều kiện sử dụng tài sản công của cán bộ công chức Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)