Thực trạng công tác quản lý trụ sở làm việc trong các đơn vị

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 66 - 72)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.2. Thực trạng công tác quản lý trụ sở làm việc trong các đơn vị

của tỉnh Tuyên Quang

3.4.2.1. Các nhân tố từ hệ thống cơ chế quản lý ảnh hưởng đến công tác quản lý TSC là trụ sở làm việc trong khu vực SN

- Sự phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý TSC là trụ sở làm việc trong khu vực SN với thực tế

Trong thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý TSC là trụ sở làm việc trong khu vực SN đã từng bƣớc đƣợc hình thành để đƣa công tác quản lý TSC là trụ sở làm việc trong khu vực SN vào nề nếp. Song so với yêu cầu thực tế quản lý thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ quản lý TSC là trụ sở làm việc trong khu vực SN vừa thiếu, vừa chƣa đồng bộ, tính pháp lý chƣa cao, còn nhiều sơ hở, có những chính sách pháp luật bất hợp lý, không phù hợp với thực tế chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung, xây dựng văn bản mới nhƣ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Khoá IX đã chỉ rõ “cơ chế, chính sách, luật pháp nhất là trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý chi tiêu ngân sách còn nhiều sơ hở, hạn chế và ngăn ngừa sự lợi dụng vì vụ lợi” nên đã ảnh hƣởng rất lớn công tác quản lý TSC trong khu vực SN.

Trong một thời gian khá dài (từ năm 2008 trở về trƣớc, trƣớc khi Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nƣớc có hiệu lực từ 01/01/2009) hiệu lực của cơ

chế quản lý TSC trong khu vực SN thấp (văn bản pháp luật cao nhất về quản lý TSC mới do CP ban hành), Luật quản lý tài sản nhà nƣớc mới đƣợc Quốc hội thông qua tháng 4/2008 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009. Việc ban hành văn bản hƣớng dẫn Luật thực hiện chậm do hệ thống văn bản pháp luật về quản lý TSC là trụ sở làm việc trong khu vực SN đang trong quá trình hoàn thiện, sửa đổi, liên quan đến nhiều đối tƣợng và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Để đảm bảo tính đồng bộ cần rà soát hệ thống văn bản pháp luật có liên quan, nên trong quá trình xây dựng phải thay đổi nhiều về phạm vi, đối tƣợng và phải xin ý kiến của nhiều Bộ, ngành, địa phƣơng nên quy trình kéo dài, gây khó khăn cho việc thực hiện ở địa phƣơng. Cụ thể:

Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nƣớc số 09/2008/QH12 đƣợc Quốc hội thông quan tháng 4/2008 và có hiệu lực từ 01/01/2009, đến ngày 03/6/2009 Chính phủ mới ban hành Nghị định số 52/2009/NĐ-CP về việc Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc, đến 31/12/2009 Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 245/2009/TT-BTC về Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ. HĐND tỉnh Tuyên Quang ban hành Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND ngày 21/7/2010 về việc phân cấp quản lý tài sản nhà nƣớc tại các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc địa phƣơng quản lý trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đến ngày 14/9/2010 Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang ban hành văn bản số 1008/STC- QLCSG về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND ngày 21/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang.

- Năng lực của cán bộ công chức làm công tác quản lý TSC nói chung và TSC là trụ sở làm việc nói riêng trong khu vực SN tại tỉnh Tuyên Quang

Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho cơ chế quản lý TSC đƣợc thực hiện hiệu lực, hiệu

quả. Song "chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức chƣa đáp ứng kịp yêu cầu". Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý TSC trong khu vực SN trong cả tỉnh Tuyên Quang do hầu hết đƣợc chuyển từ các phòng ban khác trong Sở Tài chính (phòng Ngân sách, phòng Đầu tƣ, phòng Tin học….), hoặc chuyển từ các cơ quan khác tới hoặc tuyển dụng sinh viên mới ra trƣờng nên số lƣợng còn thiếu, số cán bộ có kinh nghiệm không nhiều, trong khi đó đa phần là lực lƣợng trẻ, chƣa trải qua nhiều lĩnh vực công tác nên chƣa có cách nhìn toàn diện và chƣa có kinh nghiệm thực tế nên ảnh hƣởng rất lớn đến công tác hoạch định, xây dựng chính sách chế độ về quản lý TSC nói chung và TSC là trụ sở làm việc trong khu vực SN nói riêng.

Đối với cấp huyện, tại tỉnh Tuyên Quang có 01 thành phố trực thuộc tỉnh và 06 huyện, trong đó phòng Tài chính - Kế hoạch mỗi huyện, thành phố bố trí 01 cán bộ kiêm nhiệm công tác quản lý công sản giá trên địa bàn (không bố trí cán bộ chuyên trách). Số lƣợng cán bộ công chức làm công tác quản lý TSC tại các huyện, thành phố có 07 ngƣời; song phải kiêm nhiệm nhiêu công việc nhƣ quản lý giá, quản lý tài chính đơn vị, đăng ký kinh doanh.., đặc biệt đối với cấp xã chƣa có cán bộ quản lý TSC nên cũng ảnh hƣởng tới chất lƣợng, hiệu quả của công tác quản lý TSC.

3.4.2.2. Nhóm các nhân tố từ đối tượng quản lý

Theo niên giám thống kê tài chính, đến 01/01/2009, cả tỉnh Tuyên Quang có 735 ĐVSN thụ hƣởng NSNN, với 18.402 cán bộ công chức, viên chức thƣờng xuyên quản lý, sử dụng TSC trong khu vực SN. Nhƣ vậy, có thể nói đối tƣợng của hệ thống quản lý TSC trong khu vực SN rất phức tạp, rộng lớn, phạm vi rộng, trải đều trên phạm vi cả tỉnh. Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết pháp luật của cán bộ,công chức, viên chức cũng rất khác nhau.

Trong thực tế để tăng cƣờng công tác quản lý TSC là trụ sở làm việc trong khu vực SN trong thời gian qua bị ảnh hƣởng khá nghiêm trọng bởi khu vực này. Thực tế cho thấy, mặc dù Nhà nƣớc đã ban hành khá nhiều quy định

về tiêu chuẩn, định mức chế độ quản lý TSC là trụ sở làm việc trong khu vực SN. Thế nhƣng trong những năm qua, khi kiẻm tra các ĐVSN thì năm nào cũng có những đơn vị vi phạm về chế độ quản lý TSC là trụ sở làm việc. Không ít ĐVSN đầu tƣ xây dựng TSLV, mua sắm tài sản vƣợt tiêu chuẩn, định mức. Xây dựng TSLV bằng nguồn NSNN rồi đƣa vào sử dụng sai mục đích. Những sai phạm nêu trên xảy ra, một phần do trình độ hiểu biết pháp luật của cán bộ còn hạn chế, song phần lớn là do cán bộ cố ý làm sai các quy định của nhà nƣớc về quản lý TSC là trụ sở làm việc trong khu vực SN. Những sai phạm nêu trên đã đƣợc minh chứng qua thực tế đó là:

+ Việc tham nhũng, rút ruột trong việc đầu tƣ xây dựng TSLV diễn ra khá nghiêm trọng, nó không những làm thất thoát NSNN mà còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng.

+ Việc xây dựng TSLV: Qua kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nƣớc thời gian qua cho thấy việc đầu tƣ xây dựng TSLV vƣợt tiêu chuẩn, định mức diễn ra phổ biến.

+ Một bộ phận đất đai, TSLV của các ĐVSN bị sử dụng sai mục đích nhƣ: để hoang hoá cho thuê, sử dụng để kinh doanh, dịch vụ, bị chiếm dụng. Ví dụ nhƣ năm 2009 ở huyện Chiêm Hoá phát hiện 473 m2

đất sử dụng không đúng mục đích, huyện Hàm Yên phát hiện 341 m2

đất để hoang hoá và 435 m2 đất sử dụng không đúng mục đích, huyện Yên Sơn phát hiện 485 m2 diện tích sử dụng không đúng mục đích, huyện Sơn Dƣơng năm 2010 phát hiện 4.038 m2

đất bị các hộ dân chiếm dụng, thành phố Tuyên Quang năm 2011, nơi mà" tấc đất, tấc vàng" thì việc sử dụng TSLV không đúng mục đích, lãng phí còn diễn ra nghiêm trọng hơn, phát hiện 785 m2

diện tích sử dụng không đúng mục đích (nguồn Báo cáo rà soát, xắp xếp lại, xử lý nhà đất năm 2009 của UBND các huyện, thành phố).

Kết quả điều tra xã hội học mà chúng tôi tiến hành với 120 phiếu điều tra phát ra, thu về 112 phiếu. Kết quả cho thấy có 55,36% số ngƣời đƣợc hỏi

cho rằng nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến công tác quản lý TSC trong khu vực SN đó là sự phù hợp của cơ chế quản lý TSC trong khu vực SN với thực tế; tiếp đến là năng lực, ý chí của ngƣời trực tiếp sử dụng TSC trong khu vực SN (chiếm 29,46% số ngƣời đƣợc hỏi); nhân tố cuối cùng là năng lực của cán bộ công chức làm công tác quản lý TSC trong khu vực SN (chiếm 15,18% số ngƣời đƣợc hỏi).

Kết quả điều tra xã hội học đƣợc thể hiện qua biểu đồ 3.4:

5 5 .3 6 0 0 0 2 9 .4 6 0 0 0 1 5 .1 8 0 10 20 30 40 50 60 Co che quan ly Nang luc y chi cua nguoi

truc tiep su dung Nang luc cua can bo cong chuc lam cong tac quan ly

East West North

Biểu đồ 3.1: Kết quả điều tra xã hội học

3.4.2.3. Trách nhiệm về quản lý và chế tài xử phạt đối với ĐVSN vi phạm trong quản lý tài sản công là trụ sở làm việc

Các ĐVSN trực tiếp quản lý, sử dụng trụ sở làm việc có trách nhiệm: Thực hiện quản lý, sử dụng trụ sở làm việc theo đúng quy định, tuyệt đối không đƣợc dùng trụ sở làm việc để cho thuê, sang nhƣợng, chia cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở hoặc điều chuyển cho đối tƣợng khác không đúng thẩm quyền. Chỉ thực hiện việc đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc khi có dự án, dự toán đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc.

Trƣờng hợp ĐVSN sử dụng cơ sở nhà, đất không thực hiện kê khai, báo cáo, không thực hiện phƣơng án xử lý cơ sở nhà, đất đã đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định thì Kho bạc nhà nƣớc ngừng cấp kinh phí đầu tƣ, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đối với các cơ sở nhà, đất có vi phạm.

Đối với cơ quan quản lý trực thuộc Trung ƣơng: Các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đoàn thể ở trung ƣơng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm: Chỉ đạo các cơ quan hành chính trực thuộc cấp mình quản lý rà soát, xử lý, bố trí, sắp xếp lại trụ sở làm việc hiện có của các cơ quan, đơn vị mình theo quy định hiện hành và theo Luật quản lý sử dụng TSC năm 2009.

Chỉ đạo các ĐVSN thuộc cấp mình quản lý lập quy hoạch trụ sở làm việc phù hợp với tổ chức, biên chế, tiêu chuẩn, định mức sử dụng, phù hợp với điều kiện làm việc và thực tế ở địa phƣơng. Cũng từ năm Ngân sách 2005 trở đi, các Bộ, ngành, địa phƣơng nghiêm túc thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Công văn số 422/VPCP-KTTH ngày 30/01/2004: “Chỉ quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc của các CQHC, ĐVSN thuộc cấp mình quản lý sau khi đã có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp về tiêu chuẩn diện tích sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị đó”.

Trách nhiệm của cơ quan tài chính (Cục Quản lý công sản, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố): Chủ trì phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tƣ, cơ quan Xây dựng và các cơ quan liên quan, xác định nhu cầu đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc của CQHC, ĐVSN để làm căn cứ cho các cơ quan có thẩm quyền lập và phê duyệt dự án đầu tƣ theo đúng quy định hiện hành về quản lý đầu tƣ và xây dựng. Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng nhà đất thuộc trụ sở làm việc của các Bộ, ngành, địa phƣơng, CQHC, ĐVSN. Trình cấp có thẩm quyền xử lý đối với những sai phạm trong việc đầu tƣ xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc của các cơ CQHC, ĐVSN.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 66 - 72)